• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Quảng Nam thông tin về vụ chìm ca nô khiến 17 người chết ở Cửa Đại

(Chinhphu.vn) - Chiều 1/3, tại TP. Hội An, UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức họp báo thông tin về vụ lật, chìm ca nô chở khách du lịch tại vùng biển Cửa Đại, TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam.

01/03/2022 19:22
Quảng Nam thông tin về vụ chìm ca nô khiến 17 người chết ở Cửa Đại - Ảnh 1.

Ca nô QNa 1152 được trục vớt vào bờ - Ảnh: VGP/Thế Phong

Thông tin về vụ việc, ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch UBND TP. Hội An cho biết, lúc 9h45 ngày 26/2, ca nô QNa 1152 chở 38 người (35 hành khách và 3 lái ca nô) xuất phát từ Trạm KSBP Cửa Đại đi tham quan tại Cù lao Chàm. Lúc 13h45 cùng ngày, ca nô QNa 1152 chở 39 người (thêm 1 người từ Cù lao Chàm về) xuất bến thuỷ nội địa Cù lao Chàm vào bến Cửa Đại/Hội An. Đến khoảng 14h15, khi vào đến khu vực biển Cửa Đại (cách bờ khoảng 1,5 hải lý về hướng Đông) thì bị chìm.

Sau khi nhận được thông tin, BĐBP tỉnh đã điều động 6 ca nô/60 cán bộ chiến sĩ có mặt tại hiện trường tai nạn, phối hợp với 5 ca nô chở khách đang chạy vào bờ và 10 ca nô doanh nghiệp trong bờ chạy ra cứu vớt các nạn nhân bị trôi dạt. Khi ca nô bị nạn, nước tràn vào nhanh, ca nô bị chìm dưới nước khiến nhiều người mắc kẹt bên trong.

Do vị trí bị nạn gần bãi cát, sóng vỗ mạnh, nên việc tiếp cận hiện trường rất khó khăn. Tiếp cận trực tiếp hiện trường ban đầu có ca nô Biên phòng 43 0704 và 1 ca nô cao su của Biên phòng, các ca nô của doanh nghiệp ở vòng ngoài vớt các nạn nhân trôi dạt khi vừa thoát ra từ ca nô bị chìm. Các ghe cá nhỏ của ngư dân cũng tham gia cứu nạn.

Sau khi nhận được báo cáo vụ việc, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh đã thành lập Đoàn Công tác do đồng chí Phan Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy phụ trách và trực tiếp có mặt tại hiện trường chỉ đạo công tác cứu nạn và tìm kiếm các nạn nhân còn mất tích. Đồng chí Phan Việt Cường đã chỉ đạo các lực lượng huy động mọi phương tiện, nhân lực để tìm kiếm, cứu nạn người và phương tiện trong vụ tai nạn, chỉ đạo các sở, ngành và UBND TP. Hội An bố trí điều kiện tốt nhất để cứu chữa, vận chuyển các nạn nhân bị thương, tử vong và tổ chức thăm hỏi, động viên gia đình có người bị nạn. Đồng thời, đề nghị Quân khu 5 cử lực lượng, phương tiện phối hợp tìm kiếm cứu nạn và báo cáo Bộ Quốc phòng điều động lực lượng không quân của Sư đoàn 372 tổ chức tìm kiếm trên không.

Đến khoảng 14h ngày 28/2, lực lượng tìm kiếm đã tìm được nạn nhân cuối cùng. Như vậy, trong vụ chìm ca nô, các lực lượng tìm kiếm cứu nạn đã cứu được 22 người và tìm được 17 thi thể nạn nhân. Các nạn nhân tử vong đã được hoả táng (9 người), còn lại bàn giao thi thể cho gia đình mai táng.

"Vụ chìm ca nô là sự việc đau lòng"

Về công tác hỗ trợ các gia đình bị nạn, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo chính quyền TP. Hội An bố trí điều kiện tốt nhất về y tế để cứu chữa những nạn nhân bị thương. Từ nguồn ngân sách địa phương và hỗ trợ quyên góp của các nhóm thiện nguyện, đã hỗ trợ miễn phí toàn bộ kinh phí điều trị, ăn, ở cho các nạn nhân bị thương và người nhà tại các bệnh viện tại Hội An; thuê xe đưa người tửg  vonvề quê an táng theo nguyện vọng gia đình; hỗ trợ kinh phí vận chuyển và hoả táng tại nhà hoả táng ở Đà Nẵng cho 9 người tử vong và toàn bộ kinh phí thuê dịch vụ mai táng cho các nạn nhân… Tiếp nhận và trao kinh phí của các tổ chức, cá nhân hỗ trợ người mất và bị thương trong vụ tai nạn (số tiền tiếp nhận đến hết ngày 28/2 là hơn 561 triệu đồng).

"Vụ chìm ca nô là sự việc rất đau lòng vào thời điểm mà TP. Hội An cũng như các địa phương miền Trung từng bước phục hồi du lịch sau hai năm ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Trước sự cố này, chúng tôi chỉ biết cố gắng hết sức mình nhằm khắc phục các thiệt hại, tập trung lo hậu sự cho các nạn nhân", ông Nguyễn Văn Sơn nói.

Theo ông Sơn, hiện TP. Hội An đang phối hợp với UBND tỉnh rà soát, giải quyết thấu đáo những vấn đề có liên quan đến vụ tai nạn này để không để xảy ra những vụ tai nạn thương tâm như vừa qua. TP. Hội An và tỉnh Quảng Nam cũng đã có kiến nghị gửi đến các cơ quan Trung ương để nạo vét luồng lạch, rà soát các luồng, đảm bảo an toàn các tuyến cho tàu thuyền ra vào Cửa Đại.

Chủ tịch UBND TP. Hội An cho biết thêm: "Để cho tàu xuất bến, địa phương dựa vào dự báo của cơ quan khí tượng thủy văn. Tuy nhiên, có nơi, thời điểm, thời tiết bất thường, chúng ta không thể lường trước được. Do vậy tới đây, chúng tôi kiến nghị Bộ Giao thông vận tải triển khai hệ thống cảnh báo sớm để có thể chủ động ứng phó với gió mạnh, sóng lớn diễn ra bất thường".

Quảng Nam thông tin về vụ chìm ca nô khiến 17 người chết ở Cửa Đại - Ảnh 2.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam thông tin về vụ chìm ca nô ở Cửa Đại - Ảnh: VGP/Thế Phong

Sóng to, gió lớn làm vỡ mạn thuyền

Thông tin về kết quả điều tra ban đầu, thượng tá Võ Văn Minh, Chánh Văn phòng, Phó Thủ trưởng thường trực Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, sau khi vụ tai nạn xảy ra, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, Cơ quan cảnh sát điều tra đã nhanh chóng tiếp cận hiện trường để tiến hành điều tra.

"Chúng tôi đã khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi và khám nghiệm phương tiện giao thông. Đồng thời làm việc với các cơ quan chức năng trong việc điều hành, tổ chức cho ca nô chở khách xuất bến; làm việc với các nhân chứng và 3 thuyền viên, thuyền trưởng. Kiểm tra tất cả các giấy tờ có liên quan cho thấy, ca nô đáp ứng quy định về điều hành tàu du lịch", thượng tá Võ Văn Minh cho hay.

Ông Minh thông tin, qua làm việc, thuyền trưởng, các thuyền viên và các nạn nhân khai báo: "Trước khi ca nô xuất bến đã được Đồn Biên phòng Cửa Đại kiểm tra chặt chẽ quy trình ra, vào bến. Trong quá trình ca nô từ Cù lao Chàm trở về Cửa Đại, do gió lớn, sóng to đập vào mạn thuyền bên trái, gây vỡ và phá nước, nước tràn nhanh vào  thuyền, làm ca nô lật úp, dẫn đến vụ tai nạn thương tâm này".

"Hiện nay, Cơ quan CSĐT đang thu thập tất cả các hệ thống thông tin liên lạc, máy ra đa, định vị GPRS để tiến hành giám định và làm việc với các cơ quan có liên quan để làm rõ nguyên nhân vụ chìm ca nô này. Từ đó xử lý nghiêm các cá nhân sai phạm", lãnh đạo Cơ quan CSĐT Công an Quảng Nam nhấn mạnh.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh cho rằng đây là một sự cố vô cùng đau thương và đáng tiếc xảy ra trên địa bàn Quảng Nam, gây mất mát rất lớn về con người. "Sau khi nhận nhận thông tin về vụ việc, chúng tôi đã tích cực phối hợp với các lực lượng của Trung ương và Quân khu 5 khẩn trương triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn, tìm kiếm người mất tích, giải quyết hậu sự cho các gia đình có nạn nhân tử vong. Công tác khắc phục hậu quả được triển khai nhanh chóng. Đối với các nạn nhân tử vong, chính quyền địa phương phối hợp với bà con nhân dân trên địa bàn TP. Hội An và gia đình lo hậu sự chu đáo", Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho hay.

Xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có sai phạm để xảy ra tai nạn

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo Công an tỉnh Quảng Nam khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có sai phạm để xảy ra vụ tai nạn. Đồng thời, tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật trật tự, an toàn giao thông đường thủy. Kiểm tra vi phạm về điều kiện kinh doanh trên đường thủy nội địa, nhất là hoạt động chở khách tham quan du lịch trên đường thủy nội địa, siết chặt kiểm soát và xử lý nghiêm đối với hành vi chở quá số người quy định.

Ông Thanh yêu cầu Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Nam kiểm tra toàn diện về việc chấp hành các quy định kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải trên đường thủy nội địa, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật nếu phát hiện vi phạm; đặc biệt xem xét trách nhiệm của chủ doanh nghiệp (chủ phương tiện) gây tai nạn nêu trên.

UBND các huyện, thị xã, thành phố siết chặt công tác quản lý kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải trên đường thủy nội địa trên địa bàn; tăng cường kiểm tra việc thực hiện quy định về điều kiện kinh doanh vận tải đối với đơn vị kinh doanh vận tải trên đường thủy nội địa, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm. Các sở, ban, ngành, địa phương liên quan của tỉnh tiếp tục hỗ trợ, giúp đỡ gia đình các nạn nhân để giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến vụ tai nạn.

Thế Phong