• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Quảng Ngãi: Sạt lở nghiêm trọng đe dọa tính mạng hàng nghìn hộ dân

(Chinhphu.vn) - Toàn tỉnh Quảng Ngãi hiện có gần 180 điểm sạt lở bờ sông, bờ biển, đe dọa tính mạng và tài sản của hàng nghìn hộ dân, đặc biệt khi mùa mưa lũ đang đến gần.

02/08/2018 14:59

Quảng Ngãi di dời dân khỏi vùng sạt lỡ khi mùa mưa lũ tới

Tỉnh Quảng Ngãi hiện có 130 km bờ biển. Trước những biến đổi khí hậu, nhiều năm qua, vùng ven biển, cửa biển Quảng Ngãi sạt lở nghiêm trọng, đe dọa tính mạng cư dân ven biển.

Theo thống kê của UBND tỉnh Quảng Ngãi, hiện toàn tỉnh có 21 điểm sạt lở bờ biển, trong đó, sạt lở đặc biệt nguy hiểm có 5 điểm, sạt lở nguy hiểm có 16 điểm. Tốc độ sạt lở trung bình khoảng 5m/năm, một số điểm sạt lở có tốc độ nhanh hơn (10-15m/năm) như thôn Khê Tân (xã Tịnh Khê, TP. Quảng Ngãi), thôn Lệ Thủy (xã Bình Trị, huyện Bình Sơn), các thôn Phước Thiện, An Cường, Thanh Thủy (xã Bình Hải, huyện Bình Sơn)…

Ngoài ra, hiện trạng sạt lở bờ sông trên địa bàn tỉnh có 152 điểm, trong đó, sạt lở đặc biệt nguy hiểm có 3 điểm, sạt lở nguy hiểm có 102 điểm và sạt lở bình thường có 47 điểm.

Ông Bùi Đức Thái, Trưởng phòng Quản lý thiên tai, Chi cục Thủy lợi tỉnh Quảng Ngãi cho biết, vừa qua, tỉnh Quảng Ngãi đã kiểm tra, rà soát, đánh giá, phân loại mức độ sạt lở, bồi lấp và nhu cầu xử lý cấp bách các điểm sạt lở bờ biển, bồi lấp cửa sông. Tuy nhiên, diễn biến sạt lở, bồi lấp cửa sông, bờ biển đang diễn ra phức tạp, nhiều nơi, rất cần được đầu tư xử lý kịp thời để hạn chế sạt lở, giảm thiểu thiệt hại gây ra.

Từ năm 2008 đến nay, mới chỉ có 37 dự án kè chống sạt lở bờ sông, bờ biển đã và đang triển khai đầu tư, với tổng chiều dài kè khoảng 44 km, chưa bằng 1/5 tổng chiều dài bờ sông, bờ biển bị sạt lở.

UBND tỉnh Quảng Ngãi đề nghị Trung ương xem xét, hỗ trợ kinh phí để đầu tư, xử lý, khắc phục trong năm 2018-2019 ở các vị trí sạt lở bờ biển, bồi lấp cửa sông có diễn biến đặc biệt nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và các hoạt động kinh tế, xã hội địa phương, với kinh phí ước tính khoảng 570 tỷ đồng. Về lâu dài, sẽ quan tâm xem xét hỗ trợ kinh phí đầu tư xử lý các điểm sạt lở, bồi lấp cấp bách nhằm quản lý hiệu quả rủi ro do sạt lở bờ biển, bồi lấp gây ra, ổn định đời sống cho người dân.

Ông Trần Quang Hoài, Tổng Cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai cho rằng, khu vực miền Trung - Tây Nguyên thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, lại có địa hình dốc, hẹp nên tác động của sạt lở bờ sông, bờ biển rất lớn.

Để xử lý đồng bộ các nội dung trên, Chính phủ đã giao Bộ NN&PTNT xây dựng Chương trình phòng chống thiên tai toàn diện với nhiều giải pháp cấp bách. Hiện nay, các ban, ngành chức năng đang rà soát lại các vị trí sạt lở ven biển, bồi lấp cửa sông để báo cáo Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp. Tuy nhiên, xử lý sạt lở ven biển lại đòi hỏi kinh phí rất lớn nên Chính phủ đang cân nhắc phân bổ hợp lý.

“Thủ tướng Chính phủ rất quan tâm. Có điều tình hình thiên tai đang diễn ra rất phức tạp, rất khốc liệt, cho nên chỗ nào cũng cần nguồn vốn, chỗ nào cũng cần hỗ trợ. Vì thế, chúng ta cần phải đánh giá chính xác, để lựa chọn chỗ nào cần ưu tiên hỗ trợ trước”, Ông Trần Quang Hoài cho biết.

Lưu Hương