• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Quảng Ninh phát hiện súng thần công cổ trên 200 năm

(Chinhphu.vn) - Trong lúc thi công tuyến đường nước sinh hoạt, các công nhân đã đào thấy một khẩu súng thần công có niên đại cách đây khoảng hơn 200 năm ở thôn Sơn Hào, xã Quan Lạn, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh).

28/12/2017 12:15
Súng thần công cổ vừa được phát hiện. Ảnh: TTXVN

Súng thần công cổ này được tìm thấy vào giữa tháng 12, trong quá trình một đội công nhân đang thực hiện dự án cấp nước sinh hoạt hồ Lòng Dinh ở xã Quan Lạn.

Khẩu súng thần công cổ bước đầu xác định vào thời Nguyễn, có chiều dài khoảng 1,5 m, đường kính 2 đầu khoảng 0,2-0,3 m. Trên thân súng có khắc chữ Hán, tạm dịch là "Minh Mạng 18".

Chủ tịch UBND xã Quan Lạn Lưu Minh Đức cho biết, hiện súng thần công cổ được cất giữ ở đền Vân Sơn. UBND xã đã báo cáo lên UBND huyện Vân Đồn và Phòng Văn hóa huyện để xin ý kiến chỉ đạo.

Ảnh: TTXVN

Khu vực xã Quan Lạn trước đây là là thương cảng Vân Đồn, một thương cảng sớm nhất trong lịch sử Việt Nam. Vị trí chính xác của thương cảng cổ nằm ở vụng Cái Làng phía đông bắc xã đảo Quan Lạn. Vân Đồn trở thành thương cảng thịnh vượng, trung tâm buôn bán lớn của vùng Đông Nam Á từ thế kỷ XII đến XVIII, với sự tham gia của các thương nhân đến từ Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Hà Lan...

Ảnh: TTXVN

Trước đây, các cuộc khai quật khảo cổ học ở khu vực Quan Lạn đã phát hiện có lớp mảnh sành, sứ, dày tới 0,6 m, niên đại từ thời Lý đến thời Lê như men ngọc thời Lý, đồ men nâu thời Trần, đồ men cao trôn thời Lê với những di vật như: Lọ nhỏ men lục, đĩa men lục in hoa văn sóng nước, bình lớn men lam, bát cao chân, bát hình hoa sen…

(theo TTXVN)