Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Giáo sư Benny Zee và chiếc máy ảnh để quét võng mạc - Ảnh: Reuters |
Giáo sư Zee đã sử dụng công nghệ này trên 70 trẻ, bao gồm 46 trẻ bị tự kỷ. Những trẻ tham gia có độ tuổi trung bình là 13 và trẻ nhất là 6 tuổi. Công nghệ quét võng mạc của ông đã phát hiện các trẻ tự kỷ với mức độ chính xác lên tới 95,7%.
Tạp chí EClinicalMedicine đã công bố phát minh của nhóm nghiên cứu. Theo Reuters ngày, nghiên cứu này chưa được bình duyệt nhưng các chuyên gia về tự kỷ đã hoan nghênh phát minh này.
Giáo sư Zee cho biết công nghệ này còn có thể giúp đánh giá nguy cơ tự kỷ ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên, cần thêm thời gian nghiên cứu và thử nghiệm.
"Trẻ em tự kỷ cần cảm giác an toàn và chúng cần hiểu rõ lý do tại sao lại phải làm các việc cụ thể, nếu không chúng sẽ không hợp tác. Do đó, để tiến hành thử nghiệm, yếu tố vật chất không quan trọng bằng ý muốn của trẻ", ông nói.
Các chuyên cho rằng công nghệ có thể giúp phá vỡ phần nào rào cản lớn từ cha mẹ, những người rất miễn cưỡng tin con mình bị tự kỷ dù đã thấy các dấu hiệu rõ ràng ở trẻ.
"Trong rất nhiều trường hợp, cha mẹ trẻ không chấp nhận sự thật là con họ bị tự kỷ. Nếu chúng ta có một máy kiểm tra y khoa, họ không thể phủ nhận và trẻ sẽ sớm được điều trị hơn", bác sĩ Caleb Knight, người điều hành một trung tâm chữa trị tự kỷ tư nhân, nói.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, trung bình cứ 54 trẻ thì có một em mắc ASD. Tỉ lệ này cao hơn ở các bé trai. Trẻ em mắc hội chứng này gặp khiếm khuyết về mặt quan hệ nhân sinh, giao tiếp ngôn ngữ. Các liệu pháp và can thiệp sớm sẽ giúp các em có thể sống độc lập. Do đó, Giáo sư Zee cho rằng chẩn đoán sớm rất quan trọng.
Dữ liệu từ chính quyền đặc khu Hong Kong cho biết tại các bệnh viện công, trẻ mắc chứng tự kỷ thường phải đợi 80 tuần mới được chuyên gia về tự kỷ thăm khám.
H.Phương