• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Quốc hội Na Uy quan tâm tình hình Biển Đông

(Chinhphu.vn) - Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại và Quốc phòng Quốc hội Na Uy Anniken Huitfeldt khẳng định, luật pháp quốc tế phải là cơ sở để giải quyết các tranh chấp quốc tế hiện nay, đặc biệt là tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.

23/06/2014 19:25
Ngày 20/6, tại trụ sở Quốc hội Na Uy, Đại sứ Việt Nam tại Na Uy Lê Thị Tuyết Mai đã gặp làm việc với bà Anniken Huitfeldt, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại và Quốc phòng của Quốc hội Na Uy.

Tại cuộc gặp, Đại sứ Việt Nam đã thông báo việc từ ngày 2/5, Trung Quốc với lực lượng hộ tống mạnh mẽ gồm hàng trăm tàu chấp pháp, tàu chiến, máy bay quân sự đã đưa và hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 vào sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở Biển Đông.

Bà Lê Thị Tuyết Mai nêu rõ việc làm sai trái của Trung Quốc và chủ trương của Việt Nam yêu cầu Trung Quốc sớm rút giàn khoan và lực lượng hộ tống; cùng Việt Nam đối thoại tìm giải pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 mà Trung Quốc là một thành viên, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông ký kết mà Trung Quốc đã ký với các nước ASEAN năm 2002 (DOC).

Tiếp đó, Đại sứ Việt Nam đã trao thư của Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Việt Nam Trần Văn Hằng gửi bà Anniken Huitfeldt, đề nghị bà chuyển tới các nghị sỹ Quốc hội Na Uy thông cáo của Quốc hội Việt Nam về việc làm sai trái nêu trên của phía Trung Quốc.

Đồng thời đề nghị Quốc hội Na Uy cùng Quốc hội các nước trên thế giới, với tinh thần công tâm, khách quan, đồng hành cùng với Quốc hội và nhân dân Việt Nam lên tiếng bảo vệ chính nghĩa và lẽ phải của Việt Nam, tôn trọng và bảo vệ giá trị của luật pháp quốc tế, yêu cầu Trung Quốc đình chỉ những việc làm sai phạm, rút ngay giàn khoan Hải Dương-981 và lực lượng hộ tống ra khỏi vùng biển Việt Nam.

Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại và Quốc phòng Quốc hội Na Uy Anniken Huitfeldt cảm ơn Đại sứ đã thông báo tình hình, bày tỏ quan tâm về vụ việc nêu trên và khẳng định luật pháp quốc tế phải là cơ sở để giải quyết các tranh chấp quốc tế hiện nay, đặc biệt là tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.

Bà Huitfeldt hứa sẽ chuyển đề nghị của Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Trần Văn Hằng tới các nghị sỹ Quốc hội Na Uy.

PV