• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Quốc hội sẽ họp kỳ 11, dự kiến khai mạc ngày 24/3/2021

(Chinhphu.vn) - Kỳ họp thứ 11 của Quốc hội sẽ họp tập trung tại Nhà Quốc hội (trong trường hợp dịch bệnh diễn biến xấu sẽ cân nhắc phương án họp trực tuyến) và dự kiến làm việc trong 7,5 ngày; họp phiên trù bị và khai mạc vào ngày 24/3 và bế mạc vào ngày 2/4/2021.

10/12/2020 10:36
Ảnh: VGP/Đình Hải
Tại phiên họp thứ 51 diễn ra vào chiều 9/12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc tổng kết kỳ họp thứ 10 và bước đầu chuẩn bị kỳ họp thứ 11 của Quốc hội.

Báo cáo tổng kết kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, phát huy kết quả đạt được của các kỳ họp trước, kỳ họp thứ 10 tiếp tục thành công về nội dung cũng như cách thức tiến hành, góp phần cơ bản hoàn thành nhiệm vụ của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIV.

Sau 18 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra với việc thông qua 7 luật, 13 nghị quyết, cho ý kiến về 4 dự án luật khác; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn trong nhiệm kỳ khóa XIV và một số nghị quyết trong nhiệm kỳ khóa XIII; xem xét, quyết định các vấn đề kinh tế-xã hội, tài chính, ngân sách, nhân sự; thảo luận, góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; xem xét các báo cáo kiến nghị của cử tri, công tác tư pháp, phòng, chống tham nhũng... trong đó một số nội dung được xem xét, đánh giá kết quả thực hiện trong cả nhiệm kỳ. 

Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nhấn mạnh, kết quả kỳ họp tiếp tục khẳng định Quốc hội đoàn kết, trí tuệ, chuyên nghiệp, dân chủ, công khai, luôn đổi mới, trách nhiệm cao trước cử tri và nhân dân; đồng thời, thể hiện sự chia sẻ, đồng hành, quyết tâm cùng Chính phủ, các cấp, các ngành trong việc tháo gỡ khó khăn và đưa ra những giải pháp có tính căn cơ, thiết thực, hiệu quả.

Các vị đại biểu Quốc hội đã phát huy năng lực, trình độ lý luận, kinh nghiệm thực tiễn, thảo luận kỹ lưỡng, phân tích sâu sắc, đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, chất lượng, có chiều sâu, đi đến cùng vấn đề. Chủ tọa điều hành chủ động, khoa học, kiên quyết, linh hoạt, sáng tạo, duy trì không khí nghị trường sôi nổi, quyết liệt cho đến ngày làm việc cuối cùng.

Một lần nữa, diễn đàn Quốc hội tiếp tục hội tụ và lan tỏa mạnh mẽ khí thế, tinh thần đoàn kết dân tộc, chung sức, đồng lòng cùng toàn Đảng, toàn dân đưa đất nước vững bước vượt qua giai đoạn khó khăn, thách thức và phát triển bền vững. Thành công của kỳ họp đã thể hiện sự lãnh đạo kịp thời của Đảng; sự quyết tâm, chu đáo, chỉ đạo sát sao, phối hợp hiệu quả của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan, tổ chức hữu quan trong chuẩn bị kỳ họp cũng như sự quan tâm, ủng hộ, giám sát chặt chẽ của cử tri và nhân dân cả nước.

Đối với việc chuẩn bị cho kỳ họp thứ 11, Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết, căn cứ các quy định của pháp luật, trên cơ sở đề nghị của các cơ quan hữu quan và tình hình thực tế, Tổng Thư ký Quốc hội báo cáo bước đầu về nội dung, thời gian, cách thức tiến hành kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV như xem xét, thông qua dự án Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi). Đối với 3 dự án Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi), Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ và Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, sau khi Chính phủ tiếp tục hoàn thiện và báo cáo, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét trình Quốc hội 3 dự án luật này.

Bên cạnh đó, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến kỳ họp thứ 11. Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 10. Xem xét báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2020 và tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, dự toán ngân sách Nhà nước những tháng đầu năm 2021. Đối với nội dung về phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2019, đề nghị trình tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV như thông lệ các nhiệm kỳ trước để các cơ quan có thêm thời gian hoàn thiện.

Đồng thời, tại kỳ họp thứ 11 sẽ thảo luận dự thảo báo cáo công tác nhiệm kỳ khóa XIV của Quốc hội; xem xét các báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016-2021 của Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội, Tòa án nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Kiểm toán Nhà nước.

Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết, kỳ họp thứ 11 Quốc hội sẽ họp tập trung tại Nhà Quốc hội (trong trường hợp dịch bệnh diễn biến xấu sẽ cân nhắc phương án họp trực tuyến) và dự kiến làm việc trong 7,5 ngày; họp phiên trù bị và khai mạc vào ngày 24/3 và bế mạc vào ngày 2/4/2021.

Trên cơ sở báo cáo bước đầu về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV, căn cứ ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp này, Tổng Thư ký Quốc hội sẽ phối hợp với các cơ quan hữu quan tiếp thu, chỉnh lý dự kiến nội dung, thời gian của kỳ họp và thông báo đến các cơ quan có trách nhiệm để chủ động chuẩn bị.

Kết luận một số nội dung làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng cho biết, các thành viên Ủy ban Thường vụ đánh giá, với tinh thần đổi mới, cải cách, kỳ họp thứ 10 đã thành công tốt đẹp. Các thành viên Ủy ban Thường vụ cũng tán thành và có một số góp ý cụ thể cho bước đầu chuẩn bị kỳ họp thứ 11.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng đề nghị Tổng Thư ký Quốc hội phối hợp với các cơ quan hữu quan tiếp thu, chỉnh lý dự kiến nội dung, thời gian của kỳ họp và thông báo đến các cơ quan có trách nhiệm để chủ động chuẩn bị.

Nguyễn Hoàng