• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Quốc hội thảo luận dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự

(Chinhphu.vn) - Trong ngày làm việc hôm nay (6/11), các đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi).

06/11/2015 07:30

Trước khi thảo luận, Quốc hội sẽ nghe Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Văn Hiện trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi).

Dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì soạn thảo, sau khi được chỉnh lý sẽ có 36 chương và 504 điều.

Dự thảo Bộ luật này đã được Quốc hội thảo luận tại kỳ họp thứ  9 (tháng 6/2015).

Báo cáo của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho biết tính đến ngày 22/10/2015, có 38 đoàn đại biểu Quốc hội gửi văn bản góp ý dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi).

Về cơ bản, các đại biểu tán thành và nhất trí cao với sự cần thiết sửa đổi cũng như nội dung của dự thảo Bộ luật.

Dự thảo đã thể chế hóa đầy đủ, đúng đắn chủ trương cải cách tư pháp của Đảng và Hiến pháp năm 2013 liên quan đến tố tụng hình sự; bảo đảm tính kế thừa, hiệu lực, hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự; khắc phục vướng mắc, bất cập trong quá trình thi hành Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.

Một số ý kiến đề nghị bổ sung các quy định để thể chế hóa yêu cầu của Nghị quyết số 49-NQ/TW nhằm tăng cường trách nhiệm của Viện Kiểm sát trong hoạt động điều tra, thực hiện cơ chế công tố gắn với điều tra.

Dự kiến, dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) sẽ được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 10.

Thanh Phương