• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Quốc hội thảo luận Luật Kế toán (sửa đổi)

(Chinhphu.vn) - Sáng 21/10, ngày làm việc thứ 2 của Quốc hội, các đại biểu đã thảo luận về Luật Kế toán (sửa đổi). Tuy nhiên, phiên họp đã kết thúc sớm khi chỉ có 4 ý kiến đăng đàn phát biểu khá ngắn gọn.

21/10/2015 14:08

Ảnh minh họa

Báo cáo giải trình, chỉnh lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết nhiều ý kiến tán thành với việc sửa đổi toàn diện và đổi tên Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kế toán (sửa đổi) để bảo đảm tính bao quát, ổn định của Luật, tránh tình trạng sửa đổi thiếu toàn diện, gây khó khăn trong quá trình thực hiện.

Nêu ý kiến về nội dung chứng từ và chứng từ điện tử (quy định tại điều 17), đại biểu Đỗ Văn Vẻ (Thái Bình) cho biết trong thực tiễn, chứng từ kế toán (trong đó có hoá đơn) thường được các cơ quan kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, quản lý thị trường, công an xem xét đối chiếu khi tiến hành thanh tra, kiểm tra tại đơn vị hoặc kiểm tra hàng hoá đang lưu thông trên đường.

Không ít trường hợp giao dịch điện tử của doanh nghiệp phải làm thủ tục chuyển đổi sang chứng từ, văn bản giấy để phục vụ cho các cơ quan có chức năng kiểm tra, thanh tra, từ đó gây tốn kém thời gian, thủ tục phiền hà.

Từ thực tiễn này, đại biểu Đỗ Văn Vẻ đề nghị cần bổ sung thêm nội dung quy định: Trong trường hợp nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi nhận bằng phương tiện điện tử thì chứng từ điện tử có đầy đủ giá trị như chứng từ giấy trong việc ghi sổ kế toán, lưu trữ, phục vụ thanh tra, kiểm tra; các cơ quan thanh tra, kiểm tra phải sử dụng phương tiện điện tử để thực hiện nhiệm vụ, không bắt buộc doanh nghiệp phải chuyển đổi sang chứng từ giấy.

Tại Điều 53, khoản 3 dự thảo Luật có quy định những người không được làm kế toán là: “Bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của người đại diện theo pháp luật, của Giám đốc, Tổng giám đốc và của Phó giám đốc, Phó tổng giám đốc phụ trách công tác tài chính-kế toán, kế toán trưởng trong cùng một đơn vị kế toán, ngoại trừ doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh”.

Có ý kiến cho rằng thực tiễn không ít doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên do những người thân cùng lập ra như anh, chị, em, ruột và con cháu họ cũng có thể làm kế toán. Do vậy, ban soạn thảo cần cân nhắc quy định trên cho phù hợp với thực tiễn.

Xung quanh tiêu chuẩn của người làm kế toán, có ý kiến đề nghị nâng tiêu chuẩn và điều kiện của người làm kế toán là có bằng trung cấp trở lên. Về vấn đề này, Báo cáo giải trình, tiếp thu chỉnh lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá ý kiến đại biểu là xác đáng, góp phần nâng cao chất lượng công tác kế toán.

Tuy thời gian qua, những người có trình độ về kế toán từ trung cấp trở lên đã được đào tạo rất nhiều, song tình trạng thiếu kế toán tại các đơn vị kế toán quy mô nhỏ ở các xã vùng sâu, vùng xa vẫn xảy ra. Do vậy, để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, bao soạn thảo đề nghị cho phép giữ quy định người làm kế toán cần có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán như luật hiện hành, tùy thuộc vào điều kiện nguồn nhân lực và yêu cầu của đơn vị kế toán để bố trí người làm kế toán cho phù hợp.

Phó Trưởng đoàn ĐBQH TPHCM, TS. Trần Du Lịch cho rằng Luật Kế toán rất quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế của đất nước vào nền kinh tế toàn cầu, nhất là khi chúng ta ký kết nhiều hiệp định thương mại với các đối tác lớn.

Vì vậy, Đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM đã tiến hành tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị nhằm lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp về Luật Kế toán (sửa đổi). Báo cáo này đã được gửi cho Quốc hội nhưng trong báo cáo giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội lại không được nhắc đến nhiều.

Đại biểu Lịch tha thiết đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu nghiêm túc các góp ý của đoàn đại biểu TPHCM và ý kiến của các doanh nghiệp - đối tượng trực tiếp chịu điều chỉnh của luật này đã được đoàn đại biểu Quốc hội thành phố lấy ý kiến rất công phu trên địa bàn thời gian qua.

Trước đó, Quốc hội nghe Tờ trình về dự án Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (sửa đổi).

Lê Sơn