• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Quốc hội thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2012

Chiều 14/11, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2012, chấp thuận tăng bổ sung cân đối ngân sách địa phương 3% so với năm 2011 cho 50 địa phương nhận trợ cấp từ ngân sách Trung ương.

15/11/2011 14:17
Theo Nghị quyết về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2012 được thông qua, Quốc hội quyết nghị tổng số thu cân đối ngân sách Trung ương năm tới là 493.675 tỷ đồng; tổng số thu cân đối ngân sách địa phương là 269.225 tỷ đồng.
Về dự toán chi, Quốc hội chấp thuận tổng số chi cân đối ngân sách Trung ương năm 2012 là 633.875 tỷ đồng, trong đó có 151.633 tỷ đồng bổ sung cân đối, bổ sung có mục tiêu từ ngân sách Trung ương cho ngân sách địa phương (chưa bao gồn khoản 820 tỷ đồng hỗ trợ vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng du lịch và 2.097 tỷ đồng hỗ trợ vốn đầu tư cho các dự án, công trình cấp bách cho từng địa phương).
Đáng chú ý, Quốc hội giao Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, cơ quan ở Trung ương và địa phương rà soát, sắp xếp các dự án đầu tư theo thứ tự ưu tiên; huy động, bố trí nguồn lực cho đầu tư xây dựng cơ bản; ưu tiên thu hồi vốn đầu tư ứng trước, bố trí trả nợ vốn vay đầu tư xây dựng cơ bản, vốn cho các dự án chuyển tiếp hoàn thành và đưa vào sử dụng trong năm 2012, 2013.
* Trong ngày 14/11, Quốc hội còn thảo luận về dự án Luật Quảng cáo và Luật Giáo dục đại học.
Vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm trong dự án Luật Quảng cáo là cơ quan quản lý Nhà nước về quảng cáo, trách nhiệm của người kinh doanh dịch vụ quảng cáo, các hành vi cấm quảng cáo... Hiện có hai phương án về cơ quan quản lý Nhà nước là Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch. Các đại biểu cho rằng, cơ quan chức năng cần kiên quyết nói không với các quảng cáo gây phản cảm, thiếu thẩm mỹ, không có tính giáo dục.
Luật Giáo dục đại học ra đời nhằm thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới và phát triển giáo dục đại học; tạo hành lang pháp lý thuận lợi và thống nhất để điều chỉnh toàn diện các vấn đề liên quan đến giáo dục đại học, góp phần đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế. Các đại biểu cho rằng, vấn đề quyền tự chủ cho các trường đại học cần tính toán kỹ để nâng hiệu quả đầu tư, đồng thời cần siết chặt việc thành lập trường đại học, cần thiết có thể buộc giải thể những trường có chất lượng đào tạo kém để không ảnh hưởng đến uy tín các trường khác.
NT