• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Quốc hội tổ chức Hội nghị toàn quốc về triển khai chương trình giám sát

(Chinhphu.vn) - Sáng 27/9, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tổ chức hội nghị triển khai chương trình giám sát của Quốc hội và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) năm 2023.

27/09/2022 10:52
Quốc hội tổ chức Hội nghị toàn quốc về triển khai công tác giám sát - Ảnh 1.

Toàn cảnh điểm cầu Hội nghị tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội - Ảnh: VGP/LS

Thực hiện có hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội với chủ trương chuẩn bị kỹ lưỡng, từ sớm, từ xa

Hội nghị được kết nối với 49 điểm cầu tại các địa phương. Tham dự hội nghị tại điểm cầu Nhà Quốc hội (Thủ đô Hà Nội) có Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, các Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành, lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nhấn mạnh tinh thần xuyên suốt từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến nay là tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Quốc hội, trong đó việc đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác giám sát là khâu trọng tâm, then chốt. 

Cùng với công tác là pháp và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, Đảng đoàn Quốc hội, UBTVQH đã chú trọng chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để đổi mới, tăng cường thực hiện có hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội với chủ trương chuẩn bị kỹ lưỡng từ sớm, từ xa, huy động tối đa sự tham gia của đại biểu Quốc hội, các cơ quan là chủ thể giám sát và đối tượng chịu sự giám sát, cũng như các cơ quan phối hợp, các chuyên gia trong hoạt động giám sát.

Chủ động huy động tối đa sự vào cuộc một cách chủ động và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong triển khai để bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm, tránh lãng phí. Chú trọng công tác tuyên truyền, định hướng hoạt động truyền thông và hoạt động phục vụ giám sát của Quốc hội, UBTVQH, để tạo sự thống nhất, đồng thuận trong xã hội về hoạt động và kết quả giám sát. Chính vì vậy, ngay từ đầu ầu kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV, UBTVQH đã nghiên cứu, lựa chọn các nội dung giám sát chuyên đề, giám sát bảo đảm sát đúng, đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới.

Đặc biệt trong năm 2022, trên cơ sở kết quả nghiên cứu của Đề án tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, Đảng đoàn Quốc hội đã ban hành kết luận tiếp tục đổi mới hoạt động giám sát. UBTVQH cũng đã ban hành 3 nghị quyết quan trọng góp phần hoàn thiện cơ sở pháp lý về hoạt động giám sát. 

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương khẳng định Quốc hội, UBTVQH tiếp tục thực hiện có hiệu quả hoạt động giám sát văn bản quy phạm pháp luật, tập trung chỉ đạo thực hiện tốt việc giám sát những vấn đề bức xúc, kéo dài, những vấn đề cử tri ở nhiều địa phương quan tâm và những vấn đề đã được kiến nghị nhiều lần qua nhiều kỳ họp Quốc hội mà chưa được quan tâm giải quyết. Đồng thời tăng cường hoạt động giám sát của Quốc hội song hành và phối hợp cùng với cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng tiêu cực trên phạm vi cả nước.

Giám sát 4 chuyên đề ‘nóng’ được nhân dân quan tâm

Báo cáo tóm tắt đánh giá kết quả thực hiện chương trình giám sát của Quốc hội, UBTVQH năm 2022 và triển khai chương trình giám sát năm 2023, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết năm 2022, Quốc hội, UBTVQH kiên trì thực hiện mục tiêu "đổi mới và đẩy mạnh công tác giám sát là khâu trọng tâm, then chốt để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội". Trong đó đã chú trọng hoàn thiện thể chế, đổi mới, cải tiến cách thức tổ chức thực hiện trong hoạt động giám sát của Quốc hội, UBTVQH.

Cụ thể, công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế về giám sát được Quốc hội, UBTVQH quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo; hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội, phiên họp UBTVQH tiếp tục có nhiều đổi mới, để lại dấu ấn trong hoạt động giám sát. 

Hoạt động giám sát chuyên đề tiếp tục được chú trọng với nhiều đổi mới trong công tác tổ chức thực hiện; hoạt động giám sát văn bản quy phạm pháp luật đã được UBTVQH quan tâm chỉ đạo; giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị cử tri ngày càng được tăng cường và trở thành hoạt động thường xuyên; giám sát, hướng dẫn hoạt động của HĐND đã được UBTVQH quan tâm và đạt được nhiều kết quả. Công tác chỉ đạo, điều hòa phối hợp hoạt động giám sát được quan tâm.

Theo Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường, năm 2023, Quốc hội sẽ giám sát 2 chuyên đề lớn, gồm chuyên đề:"Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng" tại kỳ họp thứ 5 và chuyên đề: "Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030" tại kỳ họp thứ 6.

UBTVQH tiến hành giám sát 2 chuyên đề về"Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông" tại phiên họp tháng 8/2023 và chuyên đề "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021" tại phiên họp tháng 9/2023.

Liên quan đến hoạt động chất vấn-trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội sẽ chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và các cơ quan liên quan chuẩn bị thật tốt cho công tác này thời gian tới. 

Trong đó sẽ tổ chức việc tiếp nhận vấn đề chất vấn; theo dõi, đôn đốc văn bản trả lời chất vấn; dự kiến nhóm vấn đề chất vấn và người trả lời chất vấn; dự thảo nghị quyết về chất vấn; theo dõi, tổng hợp và đôn đốc việc thực hiện nghị quyết về chất vấn. Nghiên cứu, phối hợp với Kiểm toán Nhà nước để cung cấp cho đại biểu Quốc hội các thông tin liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn...

Lê Sơn