• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Quốc phòng phải là một nhiệm vụ đột phá chiến lược ở bộ, ngành Trung ương, địa phương

(Chinhphu.vn) - Các bộ, ngành Trung ương, địa phương cần chú trọng xây dựng thể chế, chính sách, trong đó có quốc phòng, là một trong ba nhiệm vụ đột phá chiến lược.

24/02/2022 16:48
Quốc phòng phải là một nhiệm vụ đột phá chiến lược ở bộ, ngành Trung ương, địa phương - Ảnh 1.

Trung tướng Ngô Minh Tiến, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam chủ trì hội nghị

Ngày 24/2, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị tổng kết công tác quốc phòng ở bộ, ngành Trung ương, địa phương năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022.

Trung tướng Ngô Minh Tiến, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam chủ trì hội nghị. Hội nghị được kết nối với 79 điểm cầu trên toàn quốc.

Năm 2021, các cơ quan, đơn vị Trung ương, địa phương đã lãnh đạo, chỉ đạo tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, triển khai đồng bộ, hoàn thành toàn diện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự phù hợp với tình hình dịch COVID-19.

Công tác giáo dục quốc phòng và an ninh có nhiều đổi mới, đạt kết quả tốt, được triển khai bằng nhiều hình thức, phương pháp sáng tạo, hiệu quả. Toàn quốc đã bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho hơn 251.000 lượt người; có 86,4% học sinh, sinh viên, học viên được học môn giáo dục quốc phòng và an ninh. 

Công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh được thực hiện đồng bộ với nội dung, hình thức phong phú, phù hợp địa bàn.

Các bộ, ngành Trung ương, địa phương đã thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị gắn với nhiệm vụ quốc phòng, quân sự trong xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế-xã hội trong thời bình, sẵn sàng đáp ứng nhiệm vụ thời chiến. 

Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế-xã hội với quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Các cơ quan thường trực công tác quốc phòng các cấp được củng cố, kiện toàn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân.

Chú trọng công tác xây dựng tiềm lực quốc phòng, phòng thủ quân khu, khu vực phòng thủ, làm cho thực lực, tiềm lực, thế trận quốc phòng được tăng cường, sức mạnh bảo vệ Tổ quốc được nâng lên, góp phần giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, tạo môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.

Phương hướng nhiệm vụ của năm 2022 được xác định là các bộ, ngành Trung ương, địa phương cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý Nhà nước về quốc phòng, quân sự thực hiện tốt việc kết hợp phát triển kinh tế-xã hội gắn với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh. 

Kịp thời kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh các cấp; phát huy vai trò tham mưu của Ban Chỉ huy quân sự bộ, ngành Trung ương, cơ quan thường trực công tác quốc phòng địa phương. 

Thực hiện tốt công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, tuyển sinh quân sự, công tác đăng ký, quản lý nguồn dự bị động viên, dân quân tự vệ. 

Tiếp tục củng cố xây dựng tiềm lực, lực lượng, thế trận và nâng cao hiệu quả hoạt động phòng thủ quân khu, khu vực phòng thủ các cấp.

Tại hội nghị, Trung tướng Ngô Minh Tiến đề nghị trong thời gian tới, các bộ, ngành Trung ương, địa phương chú trọng xây dựng thể chế, chính sách trong đó có quốc phòng, là một trong ba nhiệm vụ đột phá chiến lược. Hoàn thiện chính sách, pháp luật về quốc phòng để tạo hành lang pháp lý xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân. Nghiên cứu, đề xuất xây dựng chính sách đối với lực lượng vũ trang; chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp chặt chẽ trong thẩm định các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án liên quan đến quốc phòng và phối hợp giải quyết kịp thời, dứt điểm những hạn chế, vướng mắc khi triển khai thực hiện.

Bên cạnh đó, các địa phương tiếp tục quan tâm đầu tư xây dựng thành phần, thế trận quân sự của khu vực phòng thủ có quy hoạch, kế hoạch, lộ trình và đổi mới nâng cao chất lượng diễn tập khu vực phòng thủ, bảo đảm thực chất hiệu quả hơn.

                                                                                                                                      Nhật Nam