• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Quốc tịch của con khi kết hôn với người nước ngoài

(Chinhphu.vn) - Bà Hoàng Minh Thuý (Hải Phòng) đã đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam và chuẩn bị sinh con. Vậy, sau khi sinh con tại Việt Nam, con bà Thúy có được trở thành công dân nước ngoài không?

27/10/2011 16:58

Về vấn đề trên, Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng Luật sư Khánh Hưng, Đoàn Luật sư Hà Nội trả lời như sau:

Thông thường các quốc gia căn cứ vào hai nguyên tắc cơ bản để xác lập quốc tịch do sinh ra là nguyên tắc huyết thống và nguyên tắc nơi sinh.

- Nguyên tắc huyết thống: theo nguyên tắc này thì đứa trẻ được sinh ra có quốc tịch theo quốc tịch của cha mẹ, không phụ thuộc vào nơi sinh. Nguyên tắc huyết thống có hai dạng: huyết thống tuyệt đối và huyết thống tương đối.

Nguyên tắc huyết thống tuyệt đối là nguyên tắc được áp dụng cho trường hợp cả cha và mẹ có cùng quốc tịch. Theo nguyên tắc này thì đứa trẻ sẽ có quốc tịch theo cha mẹ, bất kể được sinh ra ở đâu.

Nguyên tắc huyết thống tương đối là nguyên tắc được áp dụng cho trường hợp chỉ cần có cha hoặc mẹ mang quốc tịch của một nước nào đó thì đứa trẻ sẽ mang quốc tịch của nước mà người cha hay người mẹ đó mang quốc tịch hoặc trong trường hợp chỉ có cha hoặc mẹ có quốc tịch còn người kia không rõ hay không có quốc tịch thì đứa trẻ sẽ mang quốc tịch của cha hoặc mẹ.

- Nguyên tắc nơi sinh: Trẻ em được sinh ra ở nước nào thì có quốc tịch của nước đó bất kể cha mẹ đứa trẻ có quốc tịch nước đó hay không, hay nói cách khác nguyên tắc nơi sinh không phụ thuộc vào quốc tịch của cha mẹ.

Việc hưởng quốc tịch do sinh ra được thực hiện theo quy định của luật pháp mỗi quốc gia. Một số quốc gia thực hiện theo nơi sinh như các nước Mỹ La tinh (Achentina, Brazil, Bolivia…). Một số nước thực hiện theo quan hệ huyết thống như các nước vùng Tây Á và Bắc Âu (Afganistan, Austria, Norway...). Theo đó, đứa trẻ mới sinh ra có quốc tịch theo cha hoặc mẹ chứ không phụ thuộc vào địa điểm được sinh ra.

Ở nước Mỹ:  Luật pháp Mỹ quy định quốc tịch theo nguyên tắc nơi sinh, tức trẻ em sinh ra tại Mỹ đương nhiên mang quốc tịch Mỹ. Tuy nhiên trong một số trường hợp, nước Mỹ cũng áp dụng nguyên tắc huyết thống để xác định quốc tịch trẻ sinh tại nước ngoài trong trường hợp đứa trẻ có cha hoặc mẹ mang quốc tịch Mỹ.

Trường hợp bà Hoàng Minh Thuý kết hôn với người nước ngoài, sắp sinh con tại Việt Nam. Sau khi sinh ra, con bà có được hưởng quốc tịch của cha đẻ hay không phụ thuộc vào luật pháp của quốc gia nơi chồng bà Thúy mang quốc tịch. Do bà Thúy không nêu rõ chồng bà mang quốc tịch của quốc gia nào, nên bà cần tham khảo thông tin trên để biết trường hợp hưởng quốc tịch của con bà sau khi sinh.  

Luật sư Trần Văn Toàn

VPLS Khánh Hưng – Đoàn Luật sư Hà Nội

 * Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật.