• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Quy chế hoạt động của BCĐ phòng, chống tham nhũng và tội phạm ngành ngân hàng

(Chinhphu.vn) - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ký Quyết định số 370/QĐ-NHNN ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và tội phạm ngành ngân hàng.

21/03/2022 15:27
Quy chế hoạt động của BCĐ phòng, chống tham nhũng và tội phạm ngành ngân hàng  - Ảnh 1.

BCĐ phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và tội phạm ngành ngân hàng do Thống đốc NHNN thành lập

Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và tội phạm ngành ngân hàng (BCĐ) do Thống đốc NHNN thành lập, chịu trách nhiệm trước Ban Cán sự Đảng NHNN và Thống đốc NHNN trong việc chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và tội phạm trong phạm vi ngành ngân hàng theo đúng quy định của pháp luật.

BCĐ chịu trách nhiệm trước cấp ủy Đảng, Thủ trưởng đơn vị cùng cấp và BCĐ cấp trên về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và tội phạm; BCĐ làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ; tập thể thảo luận, Trưởng BCĐ kết luận và chỉ đạo thực hiện.

BCĐ hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, tuân thủ quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước; tôn trọng, không làm cản trở hoạt động bình thường và không làm thay nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị và người có thẩm quyền trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và tội phạm.

Các thành viên BCĐ làm việc theo chế độ kiêm nhiệm; chịu trách nhiệm tập thể trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của BCĐ; đồng thời chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật và Trưởng BCĐ trong việc thực hiện nhiệm vụ được phân công.

Bí thư Ban Cán sự Đảng, Thống đốc NHNN làm Trưởng BCĐ; 1 Phó Thống đốc NHNN làm Phó trưởng BCĐ thường trực; Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng làm Phó trưởng BCĐ.

Các Ủy viên gồm có: Thủ trưởng một số đơn vị thuộc NHNN, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên một số tổ chức tín dụng, Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng thành viên Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam.

Tại NHNN Chi nhánh tỉnh/thành phố, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và tội phạm được thành lập theo Quyết định của Giám đốc NHNN Chi nhánh tỉnh/thành phố; do người đứng đầu cấp ủy, tổ chức Đảng NHNN Chi nhánh tỉnh/thành phố làm Trưởng BCĐ; Chánh Thanh tra, giám sát NHNN Chi nhánh tỉnh/thành phố làm Phó trưởng Ban thường trực. Tùy tình hình cụ thể tại địa phương, có thể bố trí thêm 1 Phó trưởng Ban…

Căn cứ Quy chế hoạt động của BCĐ phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và tội phạm ngành ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm kiện toàn BCĐ phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và tội phạm và xây dựng, sửa đổi, bổ sung Quy chế hoạt động của BCĐ của đơn vị mình.

NH