Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Dự thảo quy định, xét tặng Giải thưởng phải đảm bảo nguyên tắc: Việc đăng ký đề nghị xét tặng Giải thưởng được thực hiện trên cơ sở tự nguyện; đồng thời, gắn với vai trò trách nhiệm của cấp ủy, chỉ huy, cơ quan chính trị các cấp trong tổ chức thực hiện.
Việc xét tặng Giải thưởng được thực hiện thống nhất, đồng bộ từ công tác tổng hợp, phân loại, đánh giá, công nhận đạt giải và thông báo kết quả Giải thưởng, đảm bảo trung thực, khách quan, công bằng, công khai, dân chủ, chính xác, biểu quyết bằng phiếu kín và quyết định theo đa số.
Không xét tặng Giải thưởng cho các công trình tham dự Giải thưởng vi phạm Điều 8 Luật Khoa học và Công nghệ; chưa xét tặng Giải thưởng có các tác giả, tập thể tác giả trong thời gian cơ quan có thẩm quyền đang xem xét thi hành kỷ luật hoặc điều tra, thanh tra, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm hoặc có đơn thư khiếu nại, tố cáo.
Dự thảo quy định, đối với tác giả, tập thể tác giả: Gương mẫu chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kỷ luật của Quân đội và quy định của đơn vị. Hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.
Đối với công trình: Có tính mới, tính sáng tạo, đã được ứng dụng hoặc có khả năng ứng dụng vào thực tiễn xây dựng Quân đội, bảo đảm an ninh quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội và lao động sản xuất, kinh doanh. Một công trình chỉ được lựa chọn và gửi tham gia 01 giải thưởng cấp Bộ Quốc phòng trong một năm và chưa đạt giải tại các cuộc thi, giải thưởng cấp Bộ, ngành và tương đương trở lên.
Tiêu chí, thang điểm xét tặng giải thưởng
Theo dự thảo, tổng điểm tối đa cho công trình là 100 điểm, trên 04 tiêu chí, cụ thể:
1. Giá trị khoa học của công trình (tính mới, tính sáng tạo): Tối đa 25 điểm và đảm bảo các tiêu chí:
a- Công trình đề cập những giải pháp chưa được công bố trong và ngoài Quân đội;
b- Công trình tham gia Giải thưởng là kết quả của quá trình nghiên cứu, sáng tạo trong công tác hoạt động khoa học và công nghệ, lao động sản xuất, kinh doanh tạo ra.
2. Hiệu quả quốc phòng - an ninh và kinh tế - xã hội (tính kết quả): Tối đa 35 điểm. Đạt được các tiêu chí:
a- Góp phần nâng cao chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị chính quy, rèn luyện kỷ luật, giáo dục và đào tạo, nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng công việc chuyên môn và đời sống văn hóa, tinh thần; xây dựng kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, tạo tiền đề để nhân dân ổn định đời sống nơi đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển đảo thuộc địa bàn chiến lược; làm công tác dân vận, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, củng cố thế trận quốc phòng, an ninh; đấu tranh phòng, chống tội phạm, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cháy nổ, cứu hộ, cứu nạn, đảm bảo an toàn lao động; bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường, cải thiện điều kiện sinh hoạt.
b- Đem lại lợi ích trong lĩnh vực quốc phòng - an ninh, kinh tế- chính trị, văn hóa- xã hội.
3. Khả năng áp dụng của công trình: Tối đa 30 điểm. Đạt được các tiêu chí:
a- Có khả năng áp dụng ở quy mô rộng lớn, được phổ biến rộng rãi;
b- Có tính khả thi trong nghiên cứu, chế tạo, áp dụng, sử dụng;
c- Nguyên vật liệu dễ khai thác, giá thành thấp và thay thế hàng nhập khẩu
4. Khả năng phát triển của công trình: Tối đa 10 điểm
Công trình có khả năng tiếp tục nghiên cứu, phát triển sau khi đạt giải.
Hình thức Giải thưởng: Giấy chứng nhận của Chủ nghiệm Tổng cục Chính trị tặng cho các công trình đạt giải, kèm theo tiền thưởng.
Cơ cấu Giải thưởng:
Tỷ lệ giải thưởng hằng năm không quá 55% tổng số công trình tham dự Giải thưởng hợp lệ, trong đó:
- Giải Nhất, không quá 5% và phải đạt từ 90 điểm trở lên;
- Giải Nhì, không quá 10% và phải đạt từ 85 điểm trở lên;
- Giải Ba, không quá 15% và phải đạt từ 80 điểm trở lên;
- Giải Khuyến khích không quá 25% và phải đạt từ 75 điểm trở lên.
Trường hợp quá tỷ lệ trên, Cơ quan Thường trực báo cáo Hội đồng Giải thưởng xem xét, đề nghị Thủ trưởng Tổng cục Chính trị, Thủ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định.
Ưu tiên xét tặng Giải thưởng đối với các công trình ứng dụng cách mạng công nghiệp lần thứ tư; công trình mang lại hiệu quả cao được ứng dụng phục vụ nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị chính quy, rèn luyện kỷ luật, đấu tranh phòng, chống tội phạm; tác giả, tập thể tác giả công trình công tác tại đơn vị ở vùng sâu, vùng xa, biên giới. hải đảo; cá nhân là người dân tộc thiểu số, lao động hợp đồng.
Dự thảo đề xuất về khen thưởng như sau:
Đề nghị tặng thưởng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho tác giả, thành viên tập thể tác giả có thành tích tiêu biểu xuất sắc, có đóng góp vào ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật; tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc tiêu biểu trong tổng kết giai đoạn (5 năm, 10 năm) đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định.
Tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho tác giả, thành viên tập thể tác giả có công trình đạt giải nhất; tập thể có thành tích xuất sắc trong tổ chức và tham gia Giải thưởng hằng năm; các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong tổng kết giai đoạn (5 năm, 10 năm).
Đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng Bằng Lao động sáng tạo cho chủ nghiệm các công trình đạt giải nhất, nhì, ba đồng thời đảm bảo được các điều kiện và tiêu chí xét tặng Bằng Lao động sáng tạo được quy định tại Quy chế khen thưởng của tổ chức Công đoàn (nếu công trình có từ 2 tác giả trở lên thì chỉ xét đề nghị tặng Bằng Lao động sáng tạo cho cá nhân có tỷ lệ đóng góp cao nhất).
Đối với công trình của tập thể tác giả đạt Giải thưởng thì các tác giả có tỷ lệ đóng góp từ 20% trở lên giá trị công trình mới được xem xét khen thưởng.
Bộ Quốc phòng đang lấy ý kiến đóng góp dự thảo này trên Cổng thông tin điện tử Bộ Quốc phòng.
Nước Nước