Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Hướng dẫn các em học sinh Trường Giáo dưỡng số 3 (Đà Nẵng) học văn hóa - Ảnh minh họa |
Theo đó, học sinh trường giáo dưỡng phải học tập, lao động và sinh hoạt dưới sự quản lý, giám sát của trường.
Học sinh được gặp người thân tại nhà đón tiếp của trường giáo dưỡng, được liên lạc với thân nhân bằng điện thoại theo quy định pháp luật; được nhận và gửi thư, nhận tiền, quà (trừ rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích, đồ vật và các loại văn hoá phẩm bị cấm).
Tiêu chuẩn ăn của mỗi học sinh trong một tháng cũng được quy định cụ thể như sau: Gạo 17 kg, thịt 1 kg, cá 1 kg, rau xanh 15 kg...
Học sinh trường giáo dưỡng được học văn hoá theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Việc học văn hoá đối với học sinh chưa phổ cập giáo dục là bắt buộc. Đối với những học sinh khác thì tuỳ theo khả năng và điều kiện thực tế của trường mà tổ chức học tập.
Ngoài việc học văn hoá, học sinh phải được học tập chương trình giáo dục công dân, giáo dục hướng nghiệp, học nghề và các chương trình giáo dục khác do Bộ Công an quy định.
Trường giáo dưỡng có trách nhiệm tổ chức cho học sinh thi học kỳ, kết thúc năm học, chuyển cấp, thi tuyển chọn học sinh giỏi, thi vào lớp chuyên và cấp chứng chỉ hoặc bằng tốt nghiệp tương ứng với chương trình học cho học sinh theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Ngoài giờ học văn hoá, học nghề, lao động, trường giáo dưỡng phải tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao, đọc sách, báo, xem truyền hình và các hoạt động vui chơi giải trí khác cho học sinh.
Nghị định 81/2011/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/11/2011.
Tuấn Khang