• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Quy định Chế độ báo cáo thống kê thi hành án dân sự, theo dõi thi hành án hành chính

(Chinhphu.vn) - Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 05/2024/TT-BTP quy định chế độ báo cáo thống kê thi hành án dân sự, theo dõi thi hành án hành chính.

29/06/2024 07:52
Quy định Chế độ báo cáo thống kê thi hành án dân sự, theo dõi thi hành án hành chính- Ảnh 1.

Quy định chế độ báo cáo thống kê thi hành án dân sự, theo dõi thi hành án hành chính.

Thông tư quy định, cơ quan nhận báo cáo thống kê gồm:

1. Bộ Tư pháp

2. Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp

3. Tổng cục Thi hành án dân sự trực thuộc Bộ Tư pháp

4. Cục Thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng

5. Tư lệnh cấp quân khu

6. Cục Thi hành án dân sự

7. Phòng Thi hành án cấp quân khu

8. Chi cục Thi hành án dân sự.

Kỳ báo cáo thống kê

Báo cáo thống kê thi hành án dân sự bao gồm báo cáo thống kê định kỳ và báo cáo thống kê đột xuất:

Báo cáo thống kê định kỳ gồm kỳ báo cáo thống kê 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 4 tháng, 5 tháng, 6 tháng, 7 tháng, 8 tháng, 9 tháng, 10 tháng, 11 tháng, 12 tháng. Kỳ báo cáo thống kê 12 tháng là kỳ báo cáo thống kê năm.

Kỳ báo cáo thống kê được tính bắt đầu từ ngày 01/10 của năm hiện tại, kết thúc vào ngày cuối tháng của các kỳ báo cáo thống kê. Năm báo cáo thống kê thi hành án dân sự bắt đầu từ ngày 01/10 năm trước, kết thúc vào ngày 30/9 năm sau.

Báo cáo thống kê đột xuất được thực hiện theo yêu cầu bằng văn bản của người có thẩm quyền, nhằm thực hiện các yêu cầu về quản lý nhà nước trong thi hành án dân sự, theo dõi thi hành án hành chính. Văn bản của người có yêu cầu báo cáo thống kê đột xuất phải nêu rõ thời gian, thời hạn, nội dung báo cáo thống kê và các yêu cầu khác (nếu có) để cơ quan, cá nhân được yêu cầu thực hiện.

Giá trị pháp lý của số liệu thống kê

Số liệu thống kê thi hành án dân sự, theo dõi thi hành án hành chính là bộ phận của số liệu thống kê Ngành Tư pháp; là một trong những căn cứ để thực hiện việc quản lý, điều hành công tác thi hành án dân sự, theo dõi thi hành án hành chính. Sau khi công bố, phổ biến, số liệu thống kê thi hành án dân sự, theo dõi thi hành án hành chính có giá trị pháp lý. Không tổ chức, cá nhân nào được thay đổi hoặc ép buộc tổ chức, cá nhân khác công bố, phổ biến số liệu thống kê thi hành án dân sự sai sự thật.

Số liệu và thông tin trong báo cáo thống kê thi hành án dân sự được sử dụng làm một trong những căn cứ khi quyết định một số vấn đề cơ bản sau:

1. Đánh giá kết quản thực hiện chỉ tiêu nhiệm vụ thi hành án dân sự; tình hình tổ chức, hoạt động của các cơ quan thi hành án dân sự. Chấp hành viên, Thẩm tra viên, Thư ký và các công chức khác trong các kỳ báo cáo, năm báo cáo.

2. Lập kế hoạch thi hành án dân sự và giao chỉ tiêu, nhiệm vụ thi hành án dân sự hàng năm cho các cơ quan thi hành án dân sự và Chấp hành viên.

3. Phân bổ biên chế; đánh giá, quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại đối với công chức lãnh đạo, quản lý; đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, điều động, miễn nhiệm Chấp hành viên, Thẩm tra viên, công chức của cơ quan thi hành án dân sự.

4. Xác định mức độ hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ và tổng hợp, bình xét thi đua, khen thưởng đối với cơ quan thi hành án dân sự và Chấp hành viên.

5. Thực hiện chế độ tài chính trong thi hành dân sự; xem xét quyết định việc đầu tư kinh phí xây dựng trụ sở, kho vật chứng; trang cấp phương tiện làm việc cho Hệ thống Thi hành án dân sự và các nội dung khác liên quan đến bảo đảm tài chính, cơ sở vật chất để thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ thi hành án dân sự.

6. Báo cáo Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội và các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

7. Đánh giá kết quả thi hành án hành chính làm căn cứ kiến nghị xử lý trách nhiệm trong thi hành án hành chính.

8. Sử dụng vào các công việc khác nhằm mục đích quản lý, điều hành hoạt động thi hành án dân sự.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 26/7/2024.

Nước Nước