• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Quy định về bố trí vốn chuẩn bị đầu tư có bị mâu thuẫn?

(Chinhphu.vn) – Ông Trịnh Hoàng Tuấn Anh (Bình Dương) hỏi, việc quy định phải có dự toán chuẩn bị đầu tư được duyệt để bố trí vốn chuẩn bị đầu tư theo Nghị định số 120/2018/NĐ-CP có mâu thuẫn với Luật Đầu tư công không? Nếu không thì cần thực hiện như thế nào để có thể bố trí vốn chuẩn bị đầu tư công?

14/12/2019 16:44

Theo ông Tuấn Anh tham khảo, tại Điều 55 Luật Đầu tư công về điều kiện để bố trí vốn đầu tư công quy định "Điều 55. Điều kiện chương trình, dự án được bố trí vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn: 1. Đã được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư...".

Tuy nhiên để có quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư (cho dự án hoặc chương trình) thì phải bố trí vốn chuẩn bị đầu tư và được quy định theo "Điều 57. Vốn chuẩn bị đầu tư và vốn thực hiện dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm:

1. Vốn chuẩn bị đầu tư được bố trí để:

a) Lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư dự án;..."

Ông Tuấn Anh hỏi, việc quy định điều kiện bố trí vốn đầu tư công theo Điều 55 và Điều 57 có mâu thuẫn nhau không? Quy định được hiểu và thực hiện như thế nào?

Mặt khác, theo Khoản 3, Điều 1 Nghị định số 120/2018/NĐ-CP của Chính phủ thì: "Đối với vốn chuẩn bị đầu tư hoặc dự án chuẩn bị đầu tư phải có quyết định cho phép chuẩn bị đầu tư và dự toán chuẩn bị đầu tư của cấp có thẩm quyền quyết định đến ngày 31 tháng 10 của năm trước năm kế hoạch".

Tuy nhiên, để có "dự toán chuẩn bị đầu tư của cấp có thẩm quyền quyết định đến ngày 31 tháng 10 của năm trước năm kế hoạch" thì phải có kinh phí lập, thẩm định và phê duyệt Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư làm cơ sở để cơ quan chuyên ngành thẩm định dự toán chuẩn bị đầu tư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Mà muốn có kinh phí lập, thẩm định và phê duyệt Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư thì lại phải bố trí chuẩn bị đầu tư theo Điều 57 của Luật Đầu tư công.

Vậy, việc quy định phải có dự toán chuẩn bị đầu tư được duyệt để bố trí vốn chuẩn bị đầu tư theo Nghị định số 120/2018/NĐ-CP có mâu thuẫn với Luật Đầu tư công không? Nếu không thì cần thực hiện như thế nào để có thể bố trí vốn chuẩn bị đầu tư công?

Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến như sau:

Theo quy định tại Nghị định số 120/2018/NĐ-CP ngày 13 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm; Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công và Nghị định số 161/2016/NĐ-CP ngày 2 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ về cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 – 2020, điều kiện bố trí vốn chuẩn bị đầu tư hoặc dự án chuẩn bị đầu tư phải có quyết định cho phép chuẩn bị đầu tư và dự toán chuẩn bị đầu tư của cấp có thẩm quyền quyết định đến ngày 31 tháng 10 của năm trước năm kế hoạch.

Quy định trên không trái với Luật Đầu tư công, việc bố trí vốn chuẩn bị đầu tư để lập Quyết định chủ trương đầu tư hay quyết định đầu tư cần phải có dự toán chuẩn bị đầu tư được phê duyệt.

Chinhphu.vn