Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng Luật sư Khánh Hưng - Đoàn Luật sư Hà Nội trả lời câu hỏi của ông An như sau:
Ngày 30/5/2012, Bộ Lao động - Thương binh và Xã Hội, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư liên tịch số 13/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm độc hại ở các cơ quan, doanh nghiệp và cơ sở sử dụng lao động hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
Điều kiện hưởng và mức bồi dưỡng
Điều 2 Thông tư 13/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT quy định người lao động được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật khi có đủ các điều kiện sau:
- Làm các nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.
- Đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế hoặc trực tiếp tiếp xúc với các nguồn lây nhiễm bệnh.
Mức bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo định suất và có giá trị bằng tiền tương ứng theo các mức sau: Mức 1: 10.000 đồng; Mức 2: 15.000 đồng; Mức 3: 20.000 đồng; Mức 4: 25.000 đồng.
Việc xác định mức bồi dưỡng bằng hiện vật theo đặc điểm điều kiện lao động thực hiện theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 13/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT.
TT |
Điều kiện lao động |
Chỉ tiêu về môi trường lao động |
Mức bồi dưỡng |
1 |
Loại IV (Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm) |
Có ít nhất 1 yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép. |
Mức 1 |
Trực tiếp tiếp xúc với các nguồn lây nhiễm bởi các loại vi sinh vật gây bệnh. |
Mức 1 |
||
Có ít nhất 2 yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép. |
Mức 2 |
||
Có ít nhất 1 yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép đồng thời trực tiếp tiếp xúc với các nguồn lây nhiễm bởi các loại vi sinh vật gây bệnh. |
Mức 2 |
||
2 |
Loại V (Nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm) |
Có ít nhất 1 yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép |
Mức 2 |
Trực tiếp tiếp xúc với các nguồn lây nhiễm bởi các loại vi sinh vật gây bệnh. |
Mức 2 |
||
Có ít nhất 2 yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép; |
Mức 3 |
||
Có ít nhất 1 yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép đồng thời trực tiếp tiếp xúc với các nguồn lây nhiễm bởi các loại vi sinh vật gây bệnh. |
Mức 3 |
||
3 |
Loại VI (Nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm) |
Có ít nhất 1 yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép |
Mức 3 |
Trực tiếp tiếp xúc với các nguồn lây nhiễm bởi các loại vi sinh vật gây bệnh. |
Mức 3 |
||
Có ít nhất 1 yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép đồng thời có yếu tố đặc biệt độc hại, nguy hiểm. |
Mức 4 |
||
Có yếu tố đặc biệt độc hại, nguy hiểm đồng thời trực tiếp tiếp xúc với các nguồn lây nhiễm bởi các loại vi sinh vật gây bệnh. |
Mức 4 |
Không trả bồi dưỡng bằng tiền
Theo Điều 3 Thông tư trên, việc tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật phải thực hiện trong ca hoặc ngày làm việc, bảo đảm thuận tiện và vệ sinh. Không được trả bằng tiền; không được đưa vào đơn giá tiền lương.
Trường hợp do tổ chức lao động không ổn định, không thể tổ chức bồi dưỡng tập trung tại chỗ được (ví dụ: làm việc lưu động, phân tán, ít người), người sử dụng lao động phải cấp hiện vật cho người lao động để người lao động có trách nhiệm tự bồi dưỡng theo quy định. Trong trường hợp này, người sử dụng lao động phải lập danh sách cấp phát, có ký nhận của người lao động; thường xuyên kiểm tra việc thực hiện của người lao động; hàng năm tổng hợp, báo cáo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội địa phương.
Người lao động làm việc trong môi trường có yếu tố nguy hiểm, độc hại từ 50% thời gian tiêu chuẩn trở lên của ngày làm việc thì được hưởng cả định suất bồi dưỡng, nếu làm dưới 50% thời gian tiêu chuẩn của ngày làm việc thì được hưởng nửa định suất bồi dưỡng.
Trong trường hợp phải làm thêm giờ, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật được tăng lên tương ứng với số giờ làm thêm.
Trường hợp ông Hoàng Tuấn An là công nhân bắn mìn để khai thác cao lanh tại một doanh nghiệp khai thác khoáng sản. Theo quy định tại Mục A, Phần 1 Danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (Loại VI, V) và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (loại IV) ban hành kèm theo Quyết định số 1580/2000/QĐ-BLĐTBXH ngày 26/12/2000 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì công việc bắn mìn để khai thác cao lanh có điều kiện làm việc ngoài trời nặng nhọc; nguy hiểm; chịu tác động của tiếng ồn, bụi đất đá có hàm lượng SiO2 cao (có ít nhất 2 yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép), do vậy được xếp vào loại nghề có điều kiện lao động loại V.
Căn cứ khoản 2 Điều 2 và đối chiếu Phụ lục số 1 của Thông tư số 13/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT nêu trên, mức bồi dưỡng độc hại công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm loại V, có ít nhất 2 yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép, thì được hưởng bồi dưỡng bằng hiện vật mức 3 giá trị 20.000 đồng/1 ca làm việc.
Hiện nay công ty trả bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật có giá trị 20.000 đồng/1 ca làm việc cho ông An là đúng quy định.
Luật sư Trần Văn Toàn
VPLS Khánh Hưng – Đoàn Luật sư Hà Nội
* Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật.
Tin liên quan:
Về danh mục nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
Tính tuổi nghỉ hưu đối với người làm việc trong môi trường độc hại
Chế độ hưu trí với lao động đủ 15 năm làm nghề nặng nhọc, độc hại