• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Quy định về thời gian nghỉ phép năm

(Chinhphu.vn) - Bà Vũ Thị Hằng (TP. Hà Nội) làm việc trong một công ty cổ phần, mỗi tháng bà được công ty cho nghỉ theo chế độ phép 1 ngày, nhưng trong năm bà Hằng không nghỉ phép. Vậy, năm sau bà Hằng có được nghỉ số ngày phép còn lại của năm trước không?

20/07/2011 16:37

Bà Hằng cũng muốn biết, nếu không nghỉ phép bà có được thanh toán chế độ phép không? Thời gian làm việc tại một cơ quan bao lâu thì được hưởng phép năm?

Về vấn đề trên, Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng Luật sư Khánh Hưng - Đoàn Luật sư Hà Nội trả lời như sau:

Tại Mục II, Chương VII Bộ luật Lao động quy định về thời giờ nghỉ ngơi của người lao động như sau:

Số ngày nghỉ hàng năm được tăng thêm theo thâm niên làm việc

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 74, Điều 75 và Khoản 2 Điều 77 Bộ luật Lao động, thì NLĐ có 12 tháng làm việc tại một doanh nghiệp hoặc với một NSDLĐ thì được nghỉ hàng năm, hưởng nguyên lương theo số ngày như sau:

- 12 ngày làm việc, đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

- 14 ngày làm việc, đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt và đối với người dưới 18 tuổi;

- 16 ngày làm việc, đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt.

Số ngày nghỉ hàng năm được tăng thêm theo thâm niên làm việc tại một doanh nghiệp hoặc với một NSDLĐ, cứ 5 năm được nghỉ thêm một ngày.

NLĐ có dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hàng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc và có thể được thanh toán bằng tiền.

Trường hợp được gộp ngày nghỉ 2 năm

Tại Điều 76 Bộ luật Lao động quy định như sau: NSDLĐ có quyền quy định lịch nghỉ hàng năm sau khi tham khảo ý kiến của Ban chấp hành công đoàn cơ sở và phải thông báo trước cho mọi người trong doanh nghiệp.

NLĐ có thể thoả thuận với NSDLĐ để nghỉ hàng năm thành nhiều lần. Người làm việc ở nơi xa xôi hẻo lánh, nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ của hai năm để nghỉ một lần; nếu nghỉ gộp ba năm một lần thì phải được NSDLĐ đồng ý.

NLĐ do thôi việc hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hàng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm, thì được trả lương những ngày chưa nghỉ.

Trường hợp bà Vũ Thị Hằng phản ánh, thì số ngày nghỉ hàng năm hưởng nguyên lương (thường gọi là nghỉ phép), được tính chuẩn theo 12 tháng làm việc. Nếu có dưới 12 tháng làm việc thì số ngày nghỉ phép được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc và có thể được thanh toán bằng tiền.

Trường hợp nơi bà Hằng làm việc là nơi xã xôi, hẻo lánh, trong năm bà chưa nghỉ hết ngày nghỉ hàng năm (nghỉ phép), nếu có yêu cầu, thì bà được gộp số ngày nghỉ của 2 năm để nghỉ một lần; nếu nghỉ gộp 3 năm một lần thì phải được giám đốc công ty đồng ý.

Trường hợp do yêu cầu sản xuất mà công ty chưa bố trí được lịch nghỉ trong năm, hay các lý do khác, hay khi thôi việc mà bà Hằng chưa nghỉ hàng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm thì được trả lương những ngày chưa nghỉ.

Luật sư Trần Văn Toàn

VPLS Khánh Hưng – Đoàn Luật sư Hà Nội

* Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật