• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Quy hoạch cảng biển phục vụ tàu du lịch

(Chinhphu.vn) - Với vị trí địa lý thuận lợi, hệ thống tài nguyên du lịch phong phú và hạ tầng, dịch vụ du lịch ngày càng được đầu tư nâng cao chất lượng, Việt Nam luôn là điểm đến hấp dẫn của các hãng tàu biển quốc tế lớn.

07/12/2018 09:30
Khách du lịch đến từ tàu biển quốc tế Super Star Virgo cập cảng tàu khách quốc tế Hạ Long trong ngày 6/12/2018. Ảnh: Báo Quảng Ninh
Trung bình mỗi năm có khoảng 500 chuyến tàu biển cập các cảng đưa gần 300.000 lượt khách du lịch đến Việt Nam, chiếm từ 2-3% lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Khách tàu biển du lịch Việt Nam đến từ nhiều thị trường khác nhau như: Châu Âu, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, đặc biệt là ở các thị trường gần như Trung Quốc và ASEAN.

Tại hội thảo quốc tế về phát triển du lịch tàu biển diễn ra chiều 6/12 tại TP. Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh), ông Nguyễn Công Bằng, Phó vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ GTVT) cho biết, theo Quyết định số 1037/QĐ-TTg ngày 24/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, miền Bắc sẽ xây dựng các bến chuyên dụng phục vụ tàu khách du lịch quốc tế tại Quảng Ninh để có thể đón những tàu khách cỡ lớn.

Tại hội thảo, đại diện nhiều sở, ban, ngành liên quan, các hãng lữ hành trong và ngoài nước, đại diện các hãng tàu đồng ý với việc rà soát, quy hoạch lại để có các cảng chuyên biệt cho du thuyền, các loại tàu 5 sao cỡ lớn và hiện đại nhất thế giới.

Các đại biểu cũng đánh giá về thực trạng, xu hướng của thị trường du lịch tàu biển trên thế giới và châu Á, những cơ hội và thách thức đối với phát triển du lịch tàu biển tại Việt Nam. Trong đó nêu rõ, để du lịch tàu biển phát triển bứt phá trong thời gian tới, Việt Nam cần có những chính sách ưu đãi thu hút đầu tư phát triển hệ thống cảng biển hiện đại, đồng bộ; tiếp tục cải tiến thủ tục hành chính, nhất là ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động xuất nhập cảnh. Tăng cường đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm du lịch.

Ngoài thị trường khách truyền thống là khu vực Bắc Mỹ, châu Âu, Việt Nam cũng cần tăng cường khai thác các thị trường khách mới tiềm năng từ các nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và khu vực ASEAN.

Sở hữu Di sản kỳ quan thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long và trên 600 di tích lịch sử, văn hóa, Quảng Ninh là địa phương có thế mạnh về phát triển loại hình du lịch tàu biển. Trung bình mỗi năm, tỉnh thu hút khoảng 100 chuyến tàu biển quốc tế đưa khách đến tham quan.

Tính đến thời điểm hiện nay, Quảng Ninh có 4 cảng đón được tàu biển quốc tế (cảng Cái Lân, cảng nổi Hòn Gai, Vinashin, cảng tàu khách quốc tế Hạ Long). Đặc biệt, cảng tàu khách quốc tế Hạ Long - cảng tàu khách quốc tế chuyên biệt đầu tiên tại Việt Nam đi vào hoạt động, mở ra một cơ hội phát triển mới cho loại hình du lịch tàu biển quốc tế đến Hạ Long trong tương lai.

Ngoài ra, địa phương này cũng đang được kì vọng là nơi thu hút lượng khách quốc tế nhờ lợi thế từ hệ thống giao thông  đã và đang tiếp tục được đầu tư đồng bộ, sẽ tạo chuỗi liên kết giữa hàng không, đường bộ và đường biển, tạo thuận lợi, rút ngắn thời gian di chuyển của khách du lịch.  

CM