• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Quy hoạch hệ thống cảng biển tại Đồng Nai: gắn liền với hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngoài cảng

Đồng Nai hiện đang tiến hành lập hồ sơ dự án đầu tư tuyến đường liên cảng chạy dọc theo các cảng từ khu vực phà Cát Lái đến tiếp giáp với Khu Công nghiệp Ông Kèo, dài khoảng 15,5km. Việc xây dựng hệ thống đường Liên cảng hướng tới việc quy hoạch hệ thống cảng biển phải gắn liền với hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngoài cảng, đặc biệt là hệ thống giao thông đường bộ.

27/06/2011 15:49
Nhìn chung, tại Đồng Nai, các cảng trong quy hoạch hoặc đã được chấp thuận chủ trương bổ sung vào quy hoạch đã triển khai đầu tư xây dựng, đi vào hoạt động. Trên sông Đồng Nai hiện đã có 3 cảng đang được khai thác, hoạt động theo Quyết định 791/QĐ-TTg, trong đó ngoài cảng tổng hợp Đồng Nai còn có hai cảng chuyên dùng là cảng SCT gas, chuyên dùng phục vụ xếp dỡ hàng hóa lỏng (chủ yếu là gas), tiếp nhận tàu có trọng tải tới 1.000DWT và cảng chuyên dùng VT gas, là cảng hiện hữu của Công ty vật tư xăng dầu Đồng Nai. Nhiều khu vực cảng tại Đồng Nai còn gặp khó khăn do chưa có hệ thống đường bộ dẫn vào Trên sông Nhà Bè – Lòng Tàu, hiện có 5 cầu cảng đang được khai thác, hoạt động theo Quyết định 791/QĐ-TTg bao gồm: Cầu cảng Gỗ mảnh Phú Đông (chiều dài 146m cho tàu trọng tải 25.000DWT với quy mô diện tích 4,80ha), Cầu cảng Xăng dầu Phước Khánh (quy mô 13ha), Cầu cảng Nhà máy Nghiền xi măng Nhơn Trạch (diện tích 6,38ha), Cầu cảng Công ty TNHH Hóa dầu AP (diện tích 8,72 ha), cầu cảng Viko Wochimex (diện tích 7,26ha, trọng tải 15.000DWT). Cũng theo Quyết định 791/QĐ-TTg, trên sông Thị Vải hiện có 3 cầu cảng và 2 bến cảng đang hoạt động. Việc khởi động tuyến đường liên cảng Cái Mép - Thị Vải dọc sông Thị Vải sẽ mở ra nhiều cơ hội phát triển cho các cảng tại khu vực Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai và các vùng lân cận. Theo quy hoạch cảng biển toàn quốc, khu vực cảng Cái Mép - Thị Vải thuộc nhóm cảng biển số 5, là khu cảng cửa ngõ phía Nam có thể cho phép tàu có trọng tải 6000 - 8000 TEU ra vào thuận lợi. Đây cũng là cửa ngõ giao lưu thương mại, kinh tế với các nước trên thế giới và là động lực chính cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Thời gian qua, do hệ thống hạ tầng giao thông khu vực cảng chưa đồng bộ, chưa kết nối với hệ thống giao thông đường bộ khu vực đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả của các dự án cảng. Ngoài các cầu cảng và bến cảng đã và đang được khai thác và đi vào hoạt động, hiện trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều cầu cảng và bến cảng chuẩn bị đầu tư theo Quyết định 791. Trên sông Đồng Nai hiện có cảng Đồng Nai đang triển khai giai đoạn 2. Trên sông Nhà Bè - Lòng Tàu, hiện các bến cảng Tổng hợp Bông Sen mới, cảng Tổng hợp Phú Hữu – Gemadept, bến cảng Tổng hợp Bến Nghé, cảng Tổng hợp Tín Nghĩa và các cầu cảng Xăng dầu Tín Nghĩa, cầu cảng chuyên dụng xăng dầu, cầu cảng Xăng dầu Comeco, Bến cảng Tổng hợp Phú Hữu 1…hiện đang đang chuẩn bị đầu tư. Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải cho biết, nhìn chung các cảng trong quy hoạch hoặc đã chấp thuận chủ trương bổ sung vào quy hoạch đã triển khai đầu tư và đi vào hoạt động. Tuy nhiên, trên thực tế, các cảng đang hoạt động khai thác là những cảng được đầu tư trước khi Thủ tướng phê duyệt quy hoạch chi tiết, các cảng này có điều kiện kết nối về giao thông đường bộ, có thể vận chuyển hàng hóa ra vào cảng như khu cảng tại phường Long Bình Tân, Khu cảng Gò Dầu, cảng Phước Thái… UBND tỉnh làm việc với Sở Giao thông và ngành liên quan về quy hoạch hệ thống cảng biển Việc triển khai các cảng khu vực Khu công nghiệp Ông Kèo còn gặp nhiều khó khăn do chưa có hệ thống giao thông đường bộ kết nối với khu vực cảng, hiện nay các cảng nói trên đều sử dụng tạm tuyến đê Ông Kèo. Được biết, hiện hệ thống đê này có chất lượng rất kém, mặt đê có kết cấu cấp phối sỏi, rộng khoảng 4-5m, trong khi đó, đây lại là hệ thống đường giao thông chính đi vào khu vực vực cảng để vận chuyển vật liệu xây dựng, nhà xưởng… Ngoài ra, đối với các cảng dọc theo sông Nhà Bè, hầu như các nhà đầu tư chưa triển khai xây dựng do chưa có hệ thống giao thông nên mới chỉ dừng lại ở việc chuẩn bị giải phóng mặt bằng, ngoài ra, hệ thống đường liên cảng chưa được triển khai xây dựng kịp thời, các khu cảng sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Tại buổi làm việc với Sở Giao thông vận tải và các sở ngành liên quan về vấn đề quy hoạch hệ thống cảng biển tại Đồng Nai vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Quốc Thái yêu cầu, việc thực hiện quy hoạch hệ thống cảng biển phải có sự gắn liền với hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngoài cảng, đặc biệt là hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ. Do đó, các đơn vị liên quan hoàn thành hồ sơ trình UBND tỉnh xem xét, trình Bộ Giao thông vận tải trước khi trình Bộ Xây dựng. Diệu Linh