Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Bao năm "Cô" ở bến "đợi chờ"
Lê Thành Nhơn sinh ngày 17-11-1940 tại Thủ Dầu Một, tốt nghiệp trường Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn năm 1963, từ 1964 đến 1975 là giảng viên chuyên ngành Điêu khắc Trường CĐMT Sài Gòn, CĐMT Huế, Viện Đại học Cộng đồng duyên hải Nha Trang, nhưng Lê Thành Nhơn. Từ sau năm 1975, Lê Thành Nhơn sang định cư tại Australia và trở nên nổi tiếng ở nhiều nước với hàng chục triển lãm nghệ thuật hội họa và điêu khắc, gia tài nghệ thuật của Lê Thành Nhơn còn có hàng trăm tác phẩm hội họa, điệu khắc trong đó có nhiều tác phẩm, cùng kỹ vật của ông, được trưng bày thường xuyên tại Bảo tàng Quốc gia Australia. Riêng tại Việt Nam, từ 1964 đến 1975 mặc dù với công việc của một giảng viên nhưng Lê Thành Nhơn vẫn rất đam mê và dành nhiều thời gian cho công việc sáng tác và nhiều tác phẩm nghệ thuật của ông ở Việt Nam đến nay vẫn chất chứa giá trị nghệ thuật, mỹ thuật chuyên sâu như bức tượng Quan Thế Âmbằng đồng đặt ở Trung tâm ở Liễu Quán, Tp Huế; bức tượng Phan Bội Châu bằng đồng cao 3,5m đặt tại Khu di tích cụ Phan Bội Châu tại Tp Huế; bức tượng Phật Thích Ca bằng xi măng cao 4,5m tại chùa Huệ Nghiêm, Tp HCM; bức tượng Cô gái Việt Nam bằng xi măng cao gần 3m đặt tại số 10, đường Lê Ngô Cát, Tp HCM.
Riêng trong số đó, bức tượng "Cô gái Việt Nam ” chịu cảnh gian truân đã lâu. Được thực hiện năm 1970, tại xưởng điêu khắc cá nhân của ông ở nhà người cậu tại 101, đường Nguyễn Du (Sài Gòn) bằng chất liệu xi măng trắng, tượng "Cô gái Việt Nam” cao 2,8 mét. Sau khi hoàn thành tượng được đặt tạm ở đó và sau năm 1975 gia chủ ra nước ngoài định cư, bức tượng được chuyển đến nhà số 10, đường Lê Ngô Cát, quận 3, Tp Hồ Chí Minh, trong một khuông viên hạn chế, không tương xứng với giá trị nghệ thuật của tác phẩm và chính đây là niềm đau đáu của tác giả đối với "đứa con tinh thần" của mình với mong muốn bức tượng "Cô gái Việt Nam” được đặt ở vị trí xứng tầm và được nhiều người quan tâm.
Đối với mãnh đất xứ Huế, mặc dù thời gian giảng dạy và sáng tác không nhiều nhưng Huế là vùng đất mang đến nhiều xúc cảm và rất có duyên đối với Lê Thành Nhơn. Chính mảnh đất này là cái nôi của nghệ thuật, là đỉnh cao tài năng sáng tạo của Lê Thành Nhơn với bức tượng Quan Thế Âm và bức tượng Phan Bội Châu. Cũng chính cái duyên và niềm xúc cảm ấy, ngày 8/2/2002, Lê Thành Nhơn gửi thư cho nhà giáo, dịch giả Bửu Ý ký thác một việc cực kỳ hệ trọng đối với tác phẩm bức tượng Cô gái Việt Nam của ông đang đặt tại số 10, đường Lê Ngô Cát, quận 3, Tp.HCM. Lê Thành Nhơn viết: "Pho tượng Cô gái Việt Nam mình tạc vào năm 1970, đầu mùa chương trình thực hiện các tượng danh nhân Việt Nam... Thơ này viết cho Bửu Ý nói lời thăm hỏi nồng nàn và sâu xa nhứt. Và mình muốn nhờ Bửu Ý đưa giùm pho tượng cuối cùng này của Nhơn về Huế. Nếu thấy OK, xin ông bỏ chút công đức liên lạc với quý vị có quyền chức yêu nghệ thuật cho tác phẩm điêu khắc Cô gái Việt Nam hứng một thoáng mù sương, một thoáng nắng chơi".
Song đã gần 9 năm trôi qua, nguyện ước cuối cùng của Lê Thành Nhơn vẫn chưa thực hiện được.
![]() |
Tượng "Cô gái Việt Nam" đang đặt tại vị trí không |
Cho ngày về Huế
Để tượng "Cô gái Việt Nam" sớm về với Huế theo ý nguyện của cố Họa sỹ, điêu khắc gia Lê Thành Nhơn và gia đình Lê Thành Nhơn cũng đã có văn bản hiến tặng cho tỉnh Tỉnh Thừa Thiên; ngày 16/12/2010, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức cuộc họp với các ngành liên quan. Tại cuộc họp này, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Ngô Hòa đã tỏ rõ quyết tâm đưa tượng "Cô gái Việt Nam" về Huế. Theo đó, đồng chí Ngô Hòa giao trách nhiệm cho Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch chủ trì phối hợp với Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật, Sở Xây dựng, UBND thành phố Huế và các cơ quan liên quan tổ chức khảo sát cụ thể để xây dựng phương án tiếp nhận, vận chuyển về Huế trong năm 2011 trên nguyên tắc đảm bảo về pháp lý, an toàn tuyệt đối cho tượng... Sau khi bức tượng được chuyển về Huế, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật của tỉnh sẽ chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với UBND thành phố Huế, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch và các cơ quan liên quan tổ chức họp bàn lấy ý kiến về vị trí đặt tượng; Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh làm việc cụ thể với gia đình cố Họa sỹ, điêu khắc gia Lê Thành Nhơn để đề nghị gia đình thống nhất tên gọi "tượng Cô gái Việt Nam" đúng với tên gọi của cố Họa sỹ, điêu khắc gia Lê Thành Nhơn.
Như vậy, sau hai tác phẩm chân dung Quán Thế Âm và tượng Phan Bội Châu, Cô gái Việt Nam là món quà thứ ba Lê Thành Nhơn dành tặng cho Huế. Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, đây là ba tác phẩm đẹp nhất trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của Lê Thành Nhơn tại Việt Nam .