• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Quỳnh Phương (Nghệ An) ba mũi đột phá phát triển kinh tế biển

Huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) có 34 km bờ biển, 3 cửa lạch thuận lợi cho tàu vào ra, đi khai thác hải sản. Ông Nguyễn Văn Thắng, Bí thư Huyện ủy Quỳnh Lưu bật mí: Huyện có chủ trương xây dựng nông thôn mới vùng đất này gắn với phát triển kinh tế biển bằng ba mũi đột phá là du lịch biển, chuyển đổi nghề khai thác hải sản và phát triển làng nghề. Trong đó Quỳnh Phương là xã tiên phong thực hiện chủ trương trên.

12/08/2011 15:14
* Nền tảng để phát triển kinh tế biển
Quỳnh Phương là một xã ven biển, có cửa Lạch và di tích văn hóa Đền Cờn, kinh tế phát triển chủ yếu bằng nghề khai thác và chế biến bảo quản tiêu thụ hải sản. Toàn xã có 3.400 lao động tham gia khai thác thủy hải sản, có 1.600 lao động làm nghề chế biến tiêu thụ hải sản. Tổng số tàu thuyền trong toàn xã hiện nay có 617 chiếc, là một trong những xã có số lượng tàu, thuyền nhiều nhất tỉnh Nghệ An.
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, UBND xã đã triển khai quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội trên địa bàn xã, trong đó chỉ đạo mạnh mẽ nghề khai thác hải sản kết hợp với nghề chế biến, bảo quản, tiêu thụ hải sản, đáp ứng tiềm năng cũng như thuận lợi kinh tế biển của địa phương. Từ đó ngư dân đã hưởng ứng thực hiện hướng chỉ đạo, mạnh dạn chuyển đổi từ nghề vó ánh sáng sang các nghề mới đưa vào như nghề lưới lượng, lưới rê xù, bóng ghẹ, chồng trích, lưới bơn, lưới hồng. Để hỗ trợ ngư dân chuyển đổi ngành nghề, xã đã phối hợp với các ngành chức năng, huyện Quỳnh Lưu tổ chức, hỗ trợ về vốn vay với lãi suất thấp, xây dựng bến cá, đào tạo kỹ thuật cho ngư dân phát triển khai thác xa bờ. Khi áp dụng những nghề mới này đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho ngư dân trong vùng, trung bình mỗi chuyến ra khơi ngư dân có thu nhập từ 180 đến 200 triệu đồng, giải quyết việc làm cho nhiều lao động. Điều đáng nói, khi phát triển nghề mới này đã giảm bớt số thuyền có công suất nhỏ làm nghề khai thác ở ven bờ và tuyến lộng, phát triển nghề khai thác xa bờ.
Bên cạnh chỉ đạo phát triển nghề khai thác hải sản, xã Quỳnh Phương còn chú trọng nghề chế biến, bảo quản, thu mua, tiêu thụ hàng hải sản. Hiện trên địa bàn xã đã có 3 cơ sở hấp sấy, philê hàng khô xuất khẩu đi nước ngoài, bình quân đạt 2.000 tấn/năm, giá trị 10 tỷ đồng/cơ sở doanh nghiệp chế biến. Thời gian tới, xã Quỳnh Phương sẽ đầu tư phát triển thêm 4 cơ sở chế biến nước mắm, mắm chượp, mắm tôm, 30 cơ sở thu mua và máy kho để thu mua, bảo quản lượng hàng tươi sống kịp thời, đảm bảo nguồn hàng xuất khẩu cũng như các đại lý tiêu thụ ở các tỉnh thành hay ở vùng miền núi.
Nguồn nguyên liệu hải sản phong phú, lực lượng lao động mạnh là điều kiện thuận lợi để xã Quỳnh Phương phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, xây dựng thương hiệu hàng hóa và phát triển làng nghề Phương Cần. Để thực hiện mục tiêu đó, xã Quỳnh Phương đang tiến hành xây dựng mô hình điểm nghề chế biến hàng hải sản ở 2 thôn Ái Quốc và Tân Hải, trong đó chú trọng nghề chế biến nước mắm, chế biến cá và hàng hải sản xuất khẩu. Với phương pháp “gài nén kéo nút” đã tăng chất lượng sản phẩm nước mắm, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Bên cạnh kinh nghiệm sẵn có của người dân, họ còn được đi tham quan, học tập kinh nghiệm ở các tỉnh bạn. Hiện nay, sản xuất chế biến thủy sản ở làng nghề Phương Cần chủ yếu là kinh tế hộ, bởi thế xã Quỳnh Phương đang xây dựng hệ thống hợp tác xã, doanh nghiệp trong xã nhằm đảm bảo ổn định đầu vào và bao tiêu sản phẩm đầu ra cho người sản xuất. Song song đó, xã cũng tạo điều kiện về mặt bằng, nhà kho, văn phòng giao dịch, giới thiệu và trưng bày sản phẩm làng nghề, phấn đấu đến năm 2015, giá trị sản xuất của ngành nghề chế biến hải sản chiếm 80% tổng giá trị doanh thu của làng, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động.
Trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng nông thôn mới, xã Quỳnh Phương ưu tiên đầu tư cho du lịch biển và du lịch tâm linh tại Đền Cờn. Hàng năm, xã Quỳnh Phương luôn chú trọng đến bảo tồn, tôn tạo các công trình phụ trợ, tổ chức tốt lễ hội Đền Cờn nhằm thu hút hàng vạn lượt khách về hành hương, chiêm ngưỡng và tâm linh. Xã Quỳnh Phương còn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia đầu tư nhà hàng, khách sạn, mở đường giao thông nông thôn, mương thoát nước… Xã cũng đã đặt ra mục tiêu đầu tư và thu hút đầu tư từ nay đến năm 2015 là 20,8 tỷ đồng, trong đó du lịch là 5,7 tỷ đồng để hoàn thiện cơ sở hạ tầng du lịch, mở ra nhiều loại hình du lịch mới để khai thác tiềm năng du lịch ven biển.
* Còn nhiều khó khăn
Trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại Quyết định 491/QĐ-TTg thì vẫn còn 3 tiêu chí mà xã Quỳnh Phương cũng như các xã vùng biển khác của tỉnh Nghệ An khó đạt được.
Thực tế cho thấy, nông thôn phát triển thiếu quy hoạch và tự phát, một số xã biển có quy hoạch dân cư nông thôn nhưng chất lượng quy hoạch chưa cao. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn lạc hậu, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Thu hút đầu tư cho du lịch chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có trên địa bàn. Đặc biệt, môi trường trong khu dân cư vùng biển ngày càng bị ô nhiễm, rác thải chưa được chôn lấp, thiêu đốt, nhân dân thường đổ chất thải xuống sông, biển; các cơ sỏ sản xuất, chế biến chăn nuôi cũng chưa có biện pháp để xử lý môi trường.
Khắc phục tình trạng “đất chật người đông”, đường giao thông hẹp ở các xã biển, huyện Quỳnh Lưu đang có chương trình khảo sát để bố trí, sắp xếp lại khu dân cư, các làng chài nghề cá, các tuyến đường giao thông nội xã, nội thôn. Huyện cũng huy động nguồn vốn từ Trung ương, doanh nghiệp để xây dựng bến cá, nơi neo tránh trú bão, kè chắn sóng. Một số xã biển như Tiến Thủy, Quỳnh Nghĩa đang có dự án xây dựng khu chung cư, đô thị mới, hứa hẹn sắp xếp, giãn mật độ dân số đông đúc tại các xã biển. Hiện ở các xã biển Quỳnh Dị, Quỳnh Thuận và An Hòa đang hình thành các khu chế biến thủy hải sản tập trung 70 ha đảm bảo cơ sở hạ tầng, vệ sinh môi trường tốt. Bên cạnh đó, huyện cũng thực hiện chương trình vệ sinh môi trường, nước sạch và xây dựng các công trình vệ sinh đạt chuẩn tại các xã biển. Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, huyện Quỳnh Lưu chú trọng quy hoạch xây dựng các cụm, điểm dân cư nông thôn, phát triển sản xuất gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo cho sự tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, bảo vệ an ninh quốc gia trên biển.
Huyện Quỳnh Lưu có đến 12 xã biển, thuần nông, xuất phát điểm còn thấp, vì vậy muốn thoát nghèo, xây dựng nông thôn mới không phải chuyện dễ dàng. Huyện ủy xác định, “muốn xây dựng thành công nông thôn mới theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương và tỉnh, trước hết từ người đứng đầu huyện đến mỗi cán bộ, đảng viên phải năng động, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, có ý chí vươn lên. Kế đến là xây dựng quy hoạch và bảo vệ, phát triển theo quy hoạch, đó mới là điều quan trọng của chương trình nông thôn mới”, Bí thư Huyện ủy Nguyễn Văn Thắng khẳng định.
Bích Huệ