• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Ra đa tầm soát vượt đường chân trời

Một trạm radar mới OTH Voronezh-DM “vượt đường chân trời” của Nga đặt tại tỉnh Kaliningrad sẽ đi vào hoạt động hoàn toàn vào năm 2014.

05/03/2012 07:12

Trạm ra-đa OTH Voronezh-DM của Nga vừa được đưa vào trực chiến. Nguồn: Internet.

Cuối tháng 2/2012, Phó Thủ tướng Dmitry Rogozin cho biết: "Đây là một trạm radar mới, bây giờ là  bước thực hành phát-thu sóng thử nghiệm. Nó sẽ được đưa vào giám sát trên không đầy đủ trong hai năm nữa"     

Các thiết bị thám sát không gian này đã được nói đến trong tháng 11-2001, nhằm chống lại mối đe dọa  từ hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ-NATO ở châu Âu.

Trạm Ra đa khổng lồ này sẽ theo dõi tất cả các vật thể bay, tên lửa đạn đạo xuất hiện gần biên giới phía tây của Nga 

Ra đa vượt đường chân trời (over the horizon radars - OTH) là loại ra-đa mặt đất có cự ly phát hiện mục tiêu xa nhất trong số các loại ra-đa (lên đến hàng ngàn ki-lô-mét, ngoài tầm nhìn thẳng), hiện đóng vai trò quan trọng trong các hệ thống cảnh báo sớm, trong các hệ thống phòng thủ tên lửa của các cường quốc quân sự trên thế giới. Do có tầm hoạt động lớn, ra-đa OTH được sử dụng để phát hiện các vụ nổ hạt nhân, theo dõi các vệ tinh nhân tạo trên quỹ đạo, phát hiện sớm các vụ phóng và xác định sơ bộ tọa độ đường bay của tên lửa đường đạn…

Rađa OTH làm việc ở dải sóng đề-ca-mét (tần số từ 3 đến 30Hz), dựa trên hiệu ứng phản xạ sóng điện từ qua tầng điện ly khí quyển. Sóng điện từ này bức xạ từ ra-đa đến mục tiêu và phản xạ lại theo đường gấp khúc nên bị tổn hao nhiều về năng lượng, do vậy ra-đa OTH cần có máy phát công suất và kích thước ăng-ten rất lớn so với các loại ra-đa thông thường.

Ngay từ khi Chiến tranh thế giới lần thứ 2 kết thúc, xác  định được vai trò quan trọng của rađa OTH trong các hệ thống cảnh báo sớm và hệ thống phòng thủ tên lửa, nhiều cường quốc quân sự đã đầu tư nghiên cứu, phát triển loại ra-đa này. Đầu năm 1969, một số trạm ra-đa OTH đã được triển khai trong thành phần của các hệ thống cảnh báo sớm và các hệ thống phòng thủ tên lửa. Sau đó các hệ thống cảnh báo sớm này được triển khai lắp đặt trên khoang máy bay nhằm nâng cao khả năng cơ động (các hệ thống AEW&C/AWAC). Gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật nói chung và các ngành kỹ thuật ra-đa nói riêng như: Kỹ thuật siêu cao tần, ăng-ten mạng pha, chống nhiễu, xử lý số tín hiệu, truyền số liệu… ra-đa OTH đã được thu gọn về kích cỡ rất nhiều so với các thế hệ trước. Nhiều hệ thống, khối, mảng đã được tích hợp và mô-đun hóa. Ngoài ra công suất tiêu thụ của đài cũng đã giảm đáng kể; nhiều tính năng chiến-kỹ thuật của đài đã vượt trội so với trước kia. Hiện nay, nhiều nước tiếp tục đầu tư phát triển các trạm ra-đa OTH trên mặt đất do giá thành rẻ và thuận tiện trong khai thác, sử dụng.

Thời kỳ chiến tranh lạnh, lực lượng không quân và hải quân Mỹ đã triển khai các trạm ra-đa OTH AN/FPS-118 và AN/TPS-71 tại Main và Alaska. Ra-đa OTH AN/FPS-118 do Hãng Lockheed Martin chế  tạo, dùng để theo dõi, giám sát các vụ phóng tên lửa đường đạn và theo dõi các máy bay ném bom tầm xa của Liên Xô (trước đây), có cự ly phát hiện từ 900 đến 3.300km (sau đó được cải tiến lên đến 4.800km). Giá của trạm ra-đa này lên đến 1,5 tỷ USD. Ra-đa OTH AN/TPS-71 có cự ly phát hiện từ 925 đến hơn 3000km, được dùng để kiểm soát các loại tàu trên Thái Bình Dương và giám sát bờ biển phía Đông của Nga. Để đối phó, Liên Xô khi đó cũng đã triển khai một số trạm ra đa OTH. Trong đó phải kể đến các trạm ra-đa OTH Duga. Ra-đa OTH Duga có đến 330 máy phát; ăng-ten phát rộng 210m, cao 85m. Ăng-ten thu rộng 300m, cao 135m. Các trạm ra-đa này đã cung cấp các thông tin quan trọng về các vụ phóng và thử tên lửa đường đạn trên lãnh thổ Mỹ cho Liên Xô.

Ngoài Nga và  Mỹ, nhiều nước trên thế giới có tiềm lực về kinh tế và quân sự cũng đã xây dựng các trạm ra-đa OTH cho mình. Trong đó tiêu biểu là một số nước như Ô-xtrây-li-a, Pháp, Trung Quốc, Ca-na-đa… Ngoài các mục đích quân sự, ra-đa OTH còn được sử dụng cho các mục đích dân sự như giám sát, phát hiện các vụ cháy rừng; kiểm soát tàu thuyền trên các đại dương, phát hiện sóng thần…

Chiến tranh lạnh đã kết thúc, song không vì thế mà ra-đa OTH mất đi vai trò trong các hệ thống cảnh báo sớm và các hệ thống phòng thủ tên lửa. Ngược lại, trên thực tế, chúng càng có vai trò quan trọng hơn. Với lý do phát hiện sớm sự tấn công của các loại tên lửa của hai quốc gia là Triều Tiên và I-ran, trong hệ thống lá chắn tên lửa của mình tại châu Âu, quân đội Mỹ đã triển khai một trạm ra-đa OTH, song song với một số căn cứ tên lửa đánh chặn tại Ba Lan và một số nước Đông Âu khác. Ngay sau đó, để đáp trả, Nga cũng khẩn trương hoàn thiện và hiện đã đưa trạm ra-đa OTH Voronezh-DM tại Ka-li-nin-grát vào hoạt động. Voronezh-DM là loại ra-đa được ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại, với mức công suất tiêu thụ và giá thành thấp. Cự ly phát hiện mục tiêu của nó lên đến 6000km. Theo các quan chức Nga, trạm ra-đa mới này sẽ cho phép Nga giám sát hiệu quả các vụ phóng tên lửa trên toàn lục địa châu Âu cũng như từ khu vực Bắc Đại Tây Dương, trong đó gồm cả hoạt động và các hệ thống của lá chắn phòng thủ lên lửa châu Âu.

Theo: QĐND- RIA Novosti