• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Ra mắt bản đồ thế giới về diện tích rừng Trái Đất

(Chinhphu.vn) - Lần đầu tiên, các nhà khoa học Mỹ đã dựng thành công một bản đồ với độ phân giải cao theo dõi những thay đổi của diện tích rừng trên Trái Đất trong thế kỷ XXI.

15/11/2013 18:31
Bản đồ diện tích rừng Trái Đất (Nguồn: BBC)

Theo nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Science ngày 14/11, một nhóm các chuyên gia đến từ Đại học Maryland, tập đoàn công nghệ Google và Chính phủ Mỹ đã hợp tác xây dựng bản đồ dựa trên hình ảnh vệ tinh chụp bề mặt Trái Đất ở độ phân giải 30m.

Nghiên cứu cho thấy trong khoảng thời gian từ 2000-2012, có khoảng 2,3 triệu km2 rừng trên Trái Đất đã biến mất, gần bằng diện tích của Argentina, trong khi chỉ có khoảng 0,8 triệu km2 được phủ xanh trở lại.

Indonesia là nước có tốc độ mất rừng nhanh nhất, tăng hơn 50% lên tới 20.000 km2/năm vào thời điểm năm 2011. Tuy nhiên, Brazil lại là quốc gia có diện tích rừng mất đi hằng năm lớn nhất, giảm tới 50% từ mức 40.000 km2 của năm 2002 xuống còn 20.000km2 vào năm 2010.

Chủ nhiệm công trình, Giáo sư chuyên ngành địa lý Matthew Hansen của Đại học Maryland cho biết, đây là tấm bản đồ về thay đổi mật độ rừng đầu tiên nhất quán trên toàn cầu và chi tiết từng khu vực. Nhóm nghiên cứu cho biết thông qua tấm bản đồ mới, mọi quốc gia sẽ có thể tiếp cận một bộ dữ liệu đồ sộ bao gồm những thông tin nền tảng, thống nhất và rõ ràng liên quan tới những vấn đề nghiêm trọng về môi trường. Những vấn đề đó bao gồm nguyên nhân gây ra thay đổi trong mật độ rừng; tình trạng của các khu rừng tự nhiên trên thế giới; những mối đe dọa đến từ việc thay đổi diện tích rừng; ảnh hưởng từ những nỗ lực ngăn chặn mất rừng...

Bản đồ cung cấp một cái nhìn tổng thể hệ thống rừng toàn cầu đồng thời là một công cụ hữu hiệu giúp các chính phủ quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá.

Kim Chung