• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Robot của tương lai

Chưa bao giờ những đề xuất phát triển robot và cả những thử nghiệm về robot lại đa dạng như một vài năm trở lại đây. Cuộc sống đương đại đã gợi ý cho các nhà khoa học xu hướng chế tạo robot có tính ứng dụng vào thực tiễn rất cao.

25/03/2013 09:45

 Robot "Thor" có chiều cao 1,6 m, cấu tạo nhiều "khớp" xoay chuyển đa hướng

Trong lĩnh vực này phải kể đến dự án nghiên cứu các robot DARPA của Mỹ. Người ta đã tổ chức một cuộc thi sáng tạo qua nhiều năm để chọn ra những ý tưởng robot tiên tiến nhất. Cho đến nay, khi cuộc thi chưa kết thúc, đã có những ý tưởng đề xuất để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra .

Thay thế con người trong lĩnh vực nguy hiểm. Hậu quả của thiên tai như động đất, sóng thần, tác động đến cơ sở hạt nhân, rò rỉ hóa chất, đã gợi ý cho các nhà công nghệ nghiên cứu loại robot nhanh chóng đến thám sát nơi xảy ra sự cố, truyền về trung tâm thực trạng thảm họa, các robot biết cắt điện, đóng van áp lực, đo nhiệt độ tại chỗ và đo nồng độ phóng xạ hạt nhân, nồng độ hóa chất độc rò rỉ.

Tại những nơi bị đổ sập, như nhà cao tầng, hầm mỏ, ý tưởng đưa các robot mini len lỏi vào trong khe đổ nát, robot phát hiện ra nơi người bị nạn cần ứng cứu trước tiên, tại đó nó phải đo nồng độ ô-xy cao hay thấp để bên ngoài can thiệp. Tại đó có nguy cơ sập tiếp hay không…robot đã góp phần tìm kiếm cứu nạn hiệu quả.

Trong những sự cố này DARPA đánh giá cao các phần mềm cơ bản, phát triển các sensor (cảm biến) về hình ảnh, cảm biến nồng độ khí, phát xạ hạt nhân, khả năng cấp cứu y tế, cụ thể là dưỡng khí cho người bị nạn…truyền về bên ngoài các dữ liệu theo thời gian thực liên tục.

 Một xu hướng khác là chế tạo các robot có khả năng tiến, lui, trèo, băng qua các đống đổ nát, biết leo cầu thang, có bàn tay máy cử động để mở cửa phòng, kho xưởng, cắt, cưa, gạt chướng ngại vật, tiến sâu vào nơi nguy hiểm để đánh giá tình hình, thu thập dữ liệu gửi ra ngoài.

Xu hướng phát triển robot cỡ lớn, với động lực khỏe có khả năng nâng bổng vật nặng cũng được lưu ý. Dạng robot này có nguồn nối từ ngoài để duy trì các động cơ công suất lớn hơn, nó có sức lôi, chặn, kích bẩy các vật nặng đề xuống. Một robot Atlas thuộc Công ty Boston Dynamics nặng gần 70kg, nó di chuyển chân tay, nâng tải trọng nặng đến 90 kg. Nó có một bộ cảm biến bao gồm máy ảnh độ nét cao, máy thu âm thanh stereo và kính viễn trắc laser để quan sát, gần như một robot công nghiệp (chưa lập trình) hoạt động theo lệnh từ bên ngoài.

 Phòng thí nghiệm Jet Propulsion của NASA tham gia vào cuộc thi phát triển loại "Kyuriositi” và robot có tên Hubo. Mỗi cực của "ngón tay" robot có cảm biến nắm chặt hay lỏng lẻo, nó có thể giữ chặt các công cụ và làm tất cả các thao tác của người thợ, kể cả động tác đóng van xoay của ống dẫn khí áp cao.

Loại robot “tinh tinh” từ Đại học Carnegie Mellon là robot có chân tay với các băng cao su và móc đặc biệt để "nắm bắt" trên cao, đu lên, leo thang tường, thậm chí leo lên những sợi dây. Nó có phần mềm tạo ra một mô hình ba chiều của không gian xung quanh, giúp nhanh chóng tìm thấy các đối tượng.

Đại học Bách khoa Virginia hy vọng sẽ giành chiến thắng trong Nhóm A, từ loại robot "Thor" có chiều cao 1,6m và nhiều "khớp" xoay chuyển trong các bán cầu với 34 bậc tự do. "Thor" không bị ràng buộc dây dẫn. Nó có một nguồn năng lượng riêng…

Kết quả cuối cùng về sáng tạo robot sẽ ra mắt vào năm 2015.

Chương Văn ( theo Theroboticschallenge)