• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Robot phá bê tông độc đáo

(Chinhphu.vn) - ERO sử dụng các tia nước áp suất cao làm nứt và phá vỡ từng khối bê tông gọn gàng.

16/07/2013 15:32

Để phá một tòa nhà tường cột bằng bê tông từ trước đến nay chưa có cách gì khác là dùng thuốc nổ, búa, khoan máy đập vụn, rồi bốc xúc cả đống mảnh vỡ ngổn ngang mang bỏ đi. Mới đây một Viện Thiết kế của Thụy Điển đã phát kiến một robot phá bê tông chuyên dụng có tên ERO, cách phá của nó thật độc đáo mà sạch sẽ, vì nó sử dụng nước.

ERO sử dụng các tia nước áp suất cao làm nứt và phá vỡ từng khối bê tông gọn gàng. Cách làm này không ồn ào, không bụi. Những mảnh vỡ sỏi, đá, cát, xi (gọi là “chạt”) được hút vào bụng máy nhờ lực chân không.

Sau khi qua một guồng ly tâm, các hỗn hợp phế liệu này sẽ bị phân ra “cát ra cát, sỏi ra sỏi”, rồi được gom vào từng túi mang đi sử dụng cho các công trình xây dựng nền móng, đường xá khác. Thép cây được ERO phun sạch rỉ sét có thể tận dụng lại tốt.

ERO cao 1,8 mét, chân mở rộng 1,6 mét, di chuyển bằng hệ bánh độc đáo. Động lực của nó  rất khỏe, cho phép "xóa sổ" từng lớp, từng mảng tường gọn gàng, nhờ cánh tay máy có khớp nối, trên đó lắp một đầu phun nước (water-jet), và miệng hút chân không.

Do phá dỡ không nhanh nên ERO được sử dụng phá các công trình diện tích nhỏ, cần sự yên lặng, môi trường không bị ô nhiễm bụi.

Khung gầm của ERO có hệ cơ khí linh hoạt, cho phép nó xoay ngang, xoay dọc, quay trở trong diện tích hẹp dễ dàng.

Robot biết  lập kế hoạch di chuyển và lộ trình phá từng mảng tường.

Đây là một kỹ thuật hiện đang được sử dụng  không chỉ để phá mà còn sửa chữa, điều chỉnh  kết cấu bê tông cốt thép.

Trần Văn (theo Gizmag)