• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Rối bời định nghĩa các loại muối

(Chinhphu.vn) – Các quy định hiện hành khiến Hải quan khó phân biệt đâu là muối ăn, muối tinh và muối công nghiệp, trong khi phải áp mức thuế suất nhập khẩu khác nhau.

15/01/2015 10:03
Theo phản ánh của Hải quan một số tỉnh, thành phố, thời gian qua các đơn vị này gặp vướng mắc trong việc phân loại mặt hàng muối NK.

Cụ thể đối với mặt hàng muối tinh khiết, theo kết quả phân tích của cơ quan Hải quan, mặt hàng “muối Natri clorua hàm lượng 99,9%, dạng tinh thể, màu trắng. Hàm lượng ẩm là 0%, hàm lượng chất không tan xấp xỉ 0,01%...”.

Căn cứ theo tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam (TCVN) 9639:2013 về muối tinh và TCVN 3947:2007 về muối thực phẩm (muối ăn) thì mặt hàng nêu trên vừa là muối tinh và vừa là muối ăn.

Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 4 Thông tư 60/2011/TT-BNNPTNT thì định nghĩa muối tinh khiết là “muối được chế biến từ nguyên liệu muối thô theo phương pháp nghiền rửa hoặc tái kết tinh hoặc kết tinh trong chân không, được sử dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm, y tế, xử lý nước và tiêu dùng ăn trực tiếp”. Như vậy, nếu theo định nghĩa này thì muối tinh khiết cũng là muối ăn.

Tương tự, mặt hàng muối công nghiệp cũng trong tình trạng này. Theo phân tích của cơ quan Hải quan, mặt hàng “Muối Natri clorua hàm lượng xấp xỉ 98,6% tính theo trọng lượng thô, dạng hạt, màu trắng ánh xám. Hàm lượng ẩm là 2,4%, hàm lượng chất không tan xấp xỉ 0,02%...”. Mặt hàng này được DN khai báo là muối công nghiệp.

Căn cứ theo tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam (TCVN) 3947:2007 về muối thực phẩm (muối ăn) và TCVN 9640:2013 thì mặt hàng nêu trên vừa là muối thực phẩm và vừa là muối công nghiệp.

Nhưng theo quy định tại Điều 4 Thông tư 60/2011/TT-BNNPTNT thì định nghĩa muối công nghiệp là “muối thô sản xuất trên đồng muối hoặc khai thác từ mỏ muối được sơ chế để loại bớt tạp chất, có hàm lượng NaCl cao, được sử dụng trong ngành công nghiệp hóa chất và làm nguyên liệu để chế biến muối ăn, muối tinh khiết”.

Như vậy, nếu theo định nghĩa này và các tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam nêu trên thì mặt hàng muối nếu đáp ứng tiêu chuẩn của muối ăn thì cũng đáp ứng tiêu chuẩn của muối công nghiệp.

Trong khi đó, tại Biểu thuế NK ưu đãi ban hành kèm theo Thông tư 164/2013/TT-BTC thì nhóm 25.01 được quy định chi tiết: 2501.00.10- muối ăn (thuế suất thuế NK 30%), 2501.00.90- loại khác (thuế suất thuế NK 13%).

Như vậy, việc chêch lệch mức thuế suất NK cũng như việc không rõ ràng về tính chất mặt hàng khiến cho cơ quan Hải quan đang gặp khó trong việc phân loại mặt hàng muối NK.

Được biết, để có cơ sở xác định đối với các mặt hàng trên, Tổng cục Hải quan đã có công văn gửi Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng (Bộ Khoa học và Công Nghệ) và Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho ý kiến về mặt hàng này, đồng thời cũng yêu cầu các đơn vị này nêu rõ căn cứ xác định để phân loại mặt hàng.

Thành Đạt