• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Rối nước Việt Nam: Nét riêng lâu đời, độc đáo, thú vị

(Chinhphu.vn) – Đó là nhận xét trong bài viết về rối nước Việt Nam trong con mắt khán giả nước ngoài phát trên Đài Phát thanh Australia tối 15/6.

17/06/2011 08:57

  

Lân tranh cầu

Trong bài viết có nhan đề khiến chính chúng ta phải suy nghĩ: “Rối nước – mới lạ với khán giả ngoại, xa lạ với khán giả nhà”, tác giả bài báo nhận xét rất chính xác: Đối với khán giả nước ngoài, rối nước Việt Nam luôn gây bất ngờ thú vị không chỉ bởi tính độc đáo riêng có của nó mà còn vì nét ngộ nghĩnh của từng con rối cũng như tính nghệ thuật rất cao của loại hình sân khấu dân gian lâu đời này.

Rối nước được xem là loại hình nghệ thuật riêng có ở Việt Nam.

Mặc dù cũng điều khiển con rối làm trò như các loại hình rối khác, nhưng nét đặc biệt của bộ môn này là lấy mặt nước làm sân khấu biểu diễn.

Năm 1979, tiết mục rối nước đầu tiên “Lân tranh cầu và bắt cầu” ra mắt khán giả quốc tế ở Liên hoan Múa rối Warsaw, Ba Lan. Năm sau đó, Việt Nam gửi 12 con rối sang Pháp tham gia một triển lãm nghệ thuật do báo Nhân đạo tổ chức. Tuy nhiên, phải đến năm 1984, khi Nhà hát Múa rối Trung ương đưa rối nước sang biểu diễn ở Pháp, Italy và Hà Lan thì lần đầu tiên, khán giả Tây Âu mới biết đến một môn nghệ thuật mà họ chưa bao giờ được nghe, chưa bao giờ được xem và ra đời đã ngót 1.000 năm ở một nước châu Á là Việt Nam.

Giám đốc Nhà hát Nghệ thuật thành phố Mulhouse lúc đó đã phát biểu: “Nghệ thuật múa rối nước Việt Nam đã làm khán giả của nước chúng tôi kinh ngạc”.

Năm 1987, múa rối nước chuyên nghiệp Việt Nam chính thức diễn 1 đêm trọn vẹn tại Paris. Kể từ đó, rối nước Việt Nam có hàng trăm chuyến lưu diễn nước ngoài, tham dự các liên hoan sân khấu quốc tế tại hơn 40 quốc gia khắp các châu lục. Hầu hết khán giả nước ngoài từng thưởng thức nghệ thuật múa rối nước cổ truyền Việt Nam đều trầm trồ thán phục.

Người Pháp gọi môn nghệ thuật này là “linh hồn của đồng ruộng Việt Nam” và từng nhận xét rối nước đáng được xếp hạng là "một trong những hình thức quan trọng nhất của sân khấu múa rối”.

 

Sự tích Hồ Gươm

Nhân dịp rối nước Việt Nam tham dự Liên hoan Nghệ thuật Thế giới lần thứ 10 tại Paris năm 2006, Tạp chí Văn hóa châu Á - Marco Polo đã có hẳn một phóng sự chiếm trọn 2 trong tổng số 30 trang tạp chí để giới thiệu về môn nghệ thuật này. Số tạp chí này cũng sử dụng một cảnh múa rối nước làm trang bìa và trong câu đầu tiên của phóng sự, tác giả Catherine Belkhodja viết: “Đẹp huyền ảo, múa rối nước Việt Nam thực sự là một phần di sản phi vật thể của nhân loại”. Một số báo Pháp viết: “Con rối được điều khiển bằng sự khéo léo khó mà tưởng tượng. Con rối như có phép thuật điều khiển”...

Đó là ở Pháp, còn đối với khán giả Australia, đầu năm 1999, rối nước Việt Nam lần đầu được giới thiệu tại Lễ hội Sydney thường niên, thu hút được rất đông người xem. Một khán giả Australia, người từng có cơ hội xem biểu diễn rối nước cả ở Việt Nam và Australia, đã bình luận trên mạng Internet rằng, xem rối nước “rất ngoạn mục” và có thể “học được những sự thật lịch sử và âm nhạc dân gian trong khi thưởng thức con rối và các nghệ sĩ rối trình diễn”. Khán giả này nhận xét rằng các con rối “rất đẹp mắt và rất ngộ nghĩnh”.

Trên trang web của Trường Nghệ thuật Múa rối Australia có hẳn một đầu mục dành riêng cho rối nước với định nghĩa “là hình thức nghệ thuật truyền thống riêng có ở Việt Nam”. Trang web này cũng dành những từ ngữ đẹp đẽ khi tả về môn nghệ thuật này như “vô cùng tinh xảo dù mộc mạc về tạo hình và giản dị trong cốt truyện” kèm theo những mô tả tóm lược về cấu tạo con rối, cách vận hành, sân khấu. Và mặc dù xếp rối nước vào nhóm “rối dây” (Marionette), nhưng tác giả bài viết đó cũng lưu ý rằng, thật ra “rối nước là một loại hình riêng và không nên nhầm lẫn với rối dây truyền thống của châu Âu”.

 

Vinh quy bái tổ (Rước Trạng về làng)

Những năm gần đây, gần như trong mọi tour du lịch cho du khách nước ngoài dừng chân tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, bao giờ cũng có chương trình xem biểu diễn múa rối nước.

Tuy nhiên có một nghịch lý là trong khi người nước ngoài rất háo hức muốn thưởng thức loại hình nghệ thuật này của Việt Nam thì lại có nhiều người Việt Nam chưa biết hay chưa bao giờ đi xem rối nước.

Theo thống kê của các nhà hát múa rối, số lượng khán giả Việt Nam yêu thích và hiểu biết bộ môn này ngày càng ít. Thực tế, đã nhiều năm nay, các buổi biểu diễn rối nước cho khán giả trong nước rất hiếm hoi, họa hoằn mới có một vài trường học, cơ quan đăng ký cho học sinh, cán bộ đi xem. Còn những khán giả người Việt Nam chịu bỏ tiền ra mua vé xem rối nước là cực kỳ hiếm!

Số phận 14 phường rối dân gian hiện còn trên cả nước cũng thật đáng buồn. Ông Phạm Văn Bể, Trưởng phường rối Tế Tiêu (Mỹ Đức, Hà Nội) cho biết: “Mỗi năm, phường biểu diễn phục vụ khán giả không quá 10 lần và chỉ có duy nhất 1 lần diễn tại quê hương vào ngày hội làng”.

Linh Đức