• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Rộn ràng mùa vải Bắc Giang

(Chinhphu.vn) – Năm 2020, tỉnh Bắc Giang có trên 28.000 ha vải, sản lượng ước đạt trên 160.000 ha, tăng 10.000 tấn so với năm 2019. Các doanh nghiệp (DN) nước ngoài đã bắt đầu đặt hàng để xuất khẩu sang Trung Quốc và phát triển vào các thị trường mới.

15/05/2020 09:14

Sản lượng vải Bắc Giang tăng 10.000 tấn so với năm ngoái - Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Chuẩn bị các kịch bản tiêu thụ

Chỉ riêng huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, trong năm 2020 sản lượng vải thiều dự kiến khoảng 85.000 tấn, trong đó có 20.000 tấn vải chín sớm.

Theo ông La Văn Nam, Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), hiện nay các siêu thị lớn trong nước như Big C, Hapro, Co.opmart... đã lên khảo sát và ký hợp đồng tiêu thụ với các chủ vườn để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

"Hiện việc xuất khẩu không gặp trở ngại gì. Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương đã đàm phán với phía Trung Quốc thông quan thêm giờ. Trong mùa dịch, trước đó chỉ thông quan 5 giờ, nay đã nâng lên 9 giờ. Một ngày có thể xuất khẩu 1.000 xe container hoa quả" - ông Nam cho biết.

Theo đánh giá của ông Nam, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, việc tiêu thụ vải thiều ở Bắc Giang sẽ có những khó khăn nhất định so với những năm trước. Trong bối cảnh đó, Lục Ngạn đã xây dựng nhiều kịch bản chi tiết để giúp nông dân tiêu thụ vải thiều một cách tốt nhất.

Kịch bản thứ nhất, trong trường hợp dịch bệnh còn phức tạp, chưa cho phép thương nhân nước ngoài vào thì tập trung tiêu thụ ở thị trường nội địa. Cạnh đó sẽ xúc tiến xuất khẩu sang Trung Quốc qua các cửa khẩu biên giới. Đồng thời xuất khẩu sang các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Kịch bản thứ hai, nếu Việt Nam công bố dịch thì đây là bối cảnh hết sức khó khăn cho xuất khẩu. Lúc này sẽ đẩy mạnh tiêu thụ nội địa, tập trung vào các thành phố, khu vực trọng điểm như miền Tây, TP.HCM, miền Trung, Hà Nội... Song song với bán quả tươi sẽ tổ chức sấy khô, ép nước, trữ đông chờ điều kiện tốt nhất để xuất khẩu. Hiện Lục Ngạn đã có 400 lò sấy, công suất 13.000-15.000 tấn.

Kịch bản thứ ba, khi dịch bệnh được kiểm soát sẽ vẫn tổ chức tiêu thụ, xuất khẩu như mọi năm.

"Năm nay chúng tôi đặc biệt quan tâm công tác xúc tiến thương mại. Dự kiến vào đầu tháng 6, Bắc Giang sẽ tổ chức xúc tiến thương mại trực tuyến với tất cả các tỉnh, thành phố trong toàn quốc và hai điểm cầu ở nước bạn Trung Quốc, nơi chúng ta thường xuất khẩu vải thiều" - ông Nam thông tin.

Cùng với đó là tổ chức xuất quân vải thiều đi các tỉnh trong cả nước. Thành lập chuyên trang về tiêu thụ vải thiều của tỉnh Bắc Giang...

Để việc tiêu thụ vải thiều được diễn ra tốt nhất, huyện Lục Ngạn đã xây dựng kế hoạch từ rất sớm, liên lạc với 190 thương nhân Trung Quốc. Họ đã đồng ý sang Việt Nam, cùng thương nhân Việt Nam thu mua vải thiều.

Danh sách thương nhân Trung Quốc đã được gửi về UBND tỉnh, để tỉnh báo cáo Bộ Công an làm các thủ tục nhập cảnh. Để thực hiện tốt công tác phòng chống dịch, huyện Lục Ngạn cũng chuẩn bị đủ nơi cách ly cho khoảng 700 người nước ngoài đến mua vải tại đây.

Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn thông tin thêm, huyện đã đề nghị UBND tỉnh cho phép đưa đón các thương nhân Trung Quốc từ biên giới về nơi cách ly ở Lục Ngạn, đảm bảo thời gian cách ly theo quy định và việc thu mua vải cũng được giám sát chặt chẽ.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh - Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Đẩy mạnh xuất khẩu sang Nhật Bản

Năm 2020, tỉnh Bắc Giang có trên 28.000 ha vải, sản lượng ước đạt trên 160.000 ha, tăng 10.000 tấn so với năm 2019; trong đó vải sớm 6.000 ha, sản lượng 45.000 tấn; vải thiều chính vụ trên 22.100 ha, sản lượng 115.000 tấn.

Để chuẩn bị sản xuất vải thiều cho xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật chọn và đề nghị phía Nhật Bản chấp thuận 19 mã số vùng trồng với diện tích 103 ha, sản lượng ước 600 tấn ở huyện Yên Thế và Lục Ngạn.

Diện tích vải sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP của tỉnh có 15.000 ha, chiếm 53% tổng diện tích toàn tỉnh, sản lượng ước đạt 110.000 tấn, chiếm gần 69% tổng sản lượng. Vải chứng nhận GlobalGAP với 80 ha, sản lượng  ước đạt 500 tấn phục vụ các thị trường cao cấp.

Theo ông Dương Văn Thái, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, với thị trường Nhật Bản, đến thời điểm này, Bắc Giang đã sẵn sàng đầy đủ các điều kiện để đưa quả vải thiều với chất lượng tốt nhất sang thị trường này. Hiện đã có 3 doanh nghiệp về Bắc Giang ký hợp đồng để đưa quả vải sang thị trường Nhật Bản.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh cho biết, cuối năm ngoái, Nhật Bản đã chính thức cho nhập quả vải tươi Việt Nam.  Hiện nay, Bộ NN&PTNT Việt Nam và Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản, Đại sứ quán hai nước đã và đang có sự phối hợp rất chặt chẽ để chuẩn bị mọi điều kiện để đưa quả vải sang thị trường Nhật Bản.

Tỉnh Bắc Giang cũng rất chủ động quy hoạch vùng sản xuất theo quy chuẩn, tiêu chuẩn chất lượng vào Nhật Bản với sự giám sát chặt chẽ.

Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) đã cử cán bộ về tận địa phương hướng dẫn, theo dõi từng quy trình sản xuất và đánh giá lại toàn bộ công tác chuẩn bị.

Ngày 14/5, Bộ NN&PTNT đã giao Cục Bảo vệ thực vật đã họp trực tuyến với các đối tác liên quan của Nhật Bản để bàn hoàn thiện các thủ tục cho xuất khẩu lô vải tươi Việt Nam đầu tiên sang Nhật Bản.

“Với sự vào cuộc quyết liệt và thiện chí của phía Nhật Bản, chúng ta hi vọng sẽ có lô vải đầu tiên xuất được xuất khẩu sang thị trường này trong năm nay mặc dù trong bối cảnh dịch COVID-19 gặp rất nhiều khó khăn nhất là vấn đề kiểm tra, kiểm dịch. Trong kiểm tra, kiểm soát phía Nhật Bản có thể ủy quyền cho phía Việt Nam cùng với sự giám sát của Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam”, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cho biết.

Đỗ Hương