• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Rượu, bia và hệ lụy: Hại lớn, lợi nhỏ

(Chinhphu.vn) - Với quy mô GDP khoảng trên 170 tỷ USD/năm mà có đến 3 tỷ USD/năm tiêu thụ rượu bia, cho thấy gánh nặng kinh tế của thứ đồ uống này không hề nhỏ tại Việt Nam.

18/03/2014 08:12
Kiểm tra nồng độ cồn của người tham gia giao thông. Ảnh minh họa: nld.com.vn
Uống quá nhiều và quá sớm

Những nghiên cứu, thống kê của cả các tổ chức trong nước và nước ngoài cho thấy rượu, bia đứng trong số 10 nguyên nhân gây tử vong cao nhất trên toàn cầu. Chi phí dành cho rượu, bia đã tạo gánh nặng cho nền kinh tế, nhất là các nước đang phát triển. Ước tính, chi phí cho rượu, bia và giải quyết hậu quả tác hại của rượu, bia chiếm 2-8% GDP quốc gia.

Theo thống kê của Viện Chiến lược chính sách y tế, có tới 4,4% người dân Việt Nam phải gánh chịu bệnh tật do hậu quả của rượu, bia mang lại. Xu hướng này đang ngày càng gia tăng đáng lo ngại trong giới trẻ. Qua điều tra về sức khoẻ vị thành niên và thanh niên (từ 14-15 tuổi) cho thấy: 69% nam và 28% nữ đã từng uống bia, rượu.

TS. Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế, nhận xét: “XK gạo của Việt Nam chỉ khoảng trên dưới 3 tỷ USD/năm, thì việc người Việt bỏ ra tới 3 tỷ USD cho tiêu thụ bia, rượu rõ ràng là vấn đề cần phải suy nghĩ. Nếu lượng tiền dùng cho bia, rượu được đầu tư cho phát triển kinh tế, cho sản xuất, xuất khẩu chắc chắn sẽ tạo ra được giá trị gia tăng tốt hơn”.

Còn nhớ, trong quy hoạch 2010-2015 của Bộ Công Thương, đến năm 2015, chỉ tiêu lượng bia tiêu thụ được đưa ra là 2,7 tỷ lít, nhưng đi chưa tới nửa chặng đường quy hoạch (năm 2013) thì con số này đã "vượt chỉ tiêu". Bia tiêu thụ với số lượng lớn mang lại niềm vui cho các nhà sản xuất bao nhiêu thì lại khiến các nhà quản lý, nghiên cứu xã hội băn khoăn bấy nhiêu.

Theo các chuyên gia kinh tế, số lượng sản xuất rượu, bia không đủ phục vụ nhu cầu trong nước, đương nhiên sẽ không thể xuất khẩu… và làm mất đi nguồn lực quốc gia. Việc tiêu thụ rượu, bia quá lớn phá hủy lợi ích kinh tế khi nó trở thành tệ nạn xã hội vì những cơ thể say xỉn thì chắc chắn không thể lao động một cách hiệu quả.

Vì vậy, dù việc sản xuất rượu, bia trong nước có giá trị như tạo công ăn việc làm, đóng góp vào kinh tế, GDP tăng trưởng… nhưng so với các mặt hàng sản xuất khác thì nó không có giá trị kinh tế cao.

Cụ thể, dòng tiền thu từ việc bán rượu bia lại quay trở lại với doanh nghiệp sản xuất hay doanh nghiệp bán buôn, bán lẻ (vì chỉ phục vụ nhu cầu trong nước)… và nó không ảnh hưởng đến dòng tiền ra-vào. Tuy nhiên, trong nền kinh tế, khi dòng tiền luân chuyển như vậy thì phải tạo ra giá trị gia tăng. Nhưng với bia nội địa bán ở trong nước, không đem ngoại tệ về và với thời gian, việc này làm tiêu hủy năng lực lao động, thiệt hại tiềm năng kinh tế. Bởi về mặt xã hội, sử dụng quá nhiều rượu, bia làm chậm sự phát triển của kinh tế, nhất là tệ nạn xã hội tăng, các hành vi phạm pháp, tai nạn giao thông cũng gia tăng.

Theo bà Vũ Thị Minh Hạnh, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và chính sách y tế (Bộ Y tế), thực trạng uống bia, rượu đang trở nên đáng báo động và nếu không có biện pháp kiểm soát kịp thời, mức độ tiêu thụ bia, rượu gia tăng hằng năm với mức hơn 10% sẽ khiến cho nỗ lực của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội trong phát triển kinh tế cũng như chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cộng đồng bị “hòa tan” cùng với rượu, bia, bên cạnh đó còn ảnh hưởng tới trật tự an toàn xã hội, sự phát triển bền vững của đất nước.

Lộ trình hạn chế bia, rượu

Ngày 12/2, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định 244 về Chính sách quốc gia phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác đến năm 2020.

Chính sách này được xây dựng từ các quan điểm: Nhà nước không khuyến khích người tiêu dùng sử dụng rượu, bia; mọi người có quyền được bảo vệ khỏi ảnh hưởng bởi tác hại của lạm dụng rượu, bia; việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng rượu, bia được kiểm soát toàn diện, đồng bộ, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội.

Chính sách quốc gia đề ra 7 mục tiêu, trong đó có việc giảm dần, tiến tới chấm dứt lưu thông rượu, bia “dỏm” trên thị trường; giảm mức gia tăng tỷ lệ tiêu thụ rượu bình quân/người trưởng thành/năm (quy đổi theo rượu nguyên chất) từ 12,1% giai đoạn 2007-2010 xuống còn 10% giai đoạn 2013-2016 và 6,5% giai đoạn 2017-2020.

Đồng thời phòng ngừa, ngăn chặn, hạn chế người dưới 18 tuổi và các đối tượng cán bộ, công chức, viên chức tiếp cận, sử dụng rượu bia; phòng ngừa bạo lực gia đình, gây rối trật tự công cộng do lạm dụng rượu bia.

5 giải pháp được nêu lên trong chính sách tập trung vào việc kiểm soát nhu cầu sử dụng; kiểm soát việc cung cấp; giảm tác hại của việc lạm dụng rượu bia; hoàn thiện pháp luật, cơ chế phòng chống tác hại của lạm dụng rượu bia; hình thành và duy trì hệ thống thu thập và phân tích thông tin, dữ liệu cần thiết để xây dựng các chính sách can thiệp kịp thời, hiệu quả.

Sự lãng phí do tiêu thụ nhiều rượu, bia đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến chi tiêu của từng gia đình, tác động đến sức khỏe của người dân. Nếu tiết giảm được tình trạng này, một nguồn lực đáng kể trong dân sẽ được đầu tư vào nhiều lĩnh vực sinh lợi cho xã hội, cho đất nước. Để làm được điều đó, mỗi người, mỗi gia đình cần phải nhận thức rằng, tiết kiệm chi phí bia, rượu là để đảm bảo sức khoẻ cho bản thân, cho gia đình và sự an toàn cho xã hội.

Thúy Hà