• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

S-75 ( SAM-2) tên lửa đất đối không hiệu quả

Hệ thống tên lửa đất đối không mà Việt Nam được Liên Xô (trước đây) viên trợ từ năm 1965, gọi theo người Nga là S-75. Người Mỹ và NATO gọi là SAM-2 (surface-to-air missile). Nó có khoảng 4 biến thể, trong đó S-75 Двина ở Việt Nam trong suốt 7 năm, từ tháng 7/1965 đến tháng 1/1973 bắn rất hiệu quả.

29/11/2012 17:18

Bệ phóng S-75 ở Việt Nam

Tính năng hiện đại

Phiên bản S-75 mang tên dòng sông Dvina (Двина) ở miền Bắc nước Nga. Con sông  chảy qua Vologda, Arkhangelsk vào vịnh Dvina của Biển Trắng thuộc Bắc Băng Dương. Hệ thống S-75 do Công ty Lavochkin OKB ( Liên-Xô) phát triển.

Radar dẫn bắn của S-75 có các anten dẫn theo 2 mặt phẳng tọa độ (phương vị, góc tà) và cự ly. Hệ thống sử dụng đạn tên lửa loại V-750V, được  triển khai đầu tiên năm 1957.

Cả tên lửa và bệ phóng  S-75 dài 10,6 m, đường kính tầng 1 là 0,65 m, đường kính tầng sau tên lửa là 0,5 m. Tổng trọng lượng phóng là 2.287 kg .

Tên lửa S-75 có tầm hoạt động hiệu quả ở cự ly tới 30 km, tầm hoạt động tối thiểu 8 km, độ cao đánh chặn trong khoảng từ 450m đến 25.000 m (25km). Những giai thoại về S-75 ở Việt Nam nối tầng để đánh được B-52 là không có cơ sở. (Tầm hoạt động cao của B-52 là 15.000m). SA-75 đủ khả năng bắn hạ B-52.

Được dẫn đường bằng sóng vô tuyến điện, đạn V-750V của hệ thống S-75 chấp hành lệnh điều khiển từ “xe chiến đấu” dưới mặt đất, theo nguyên lý điều khiển, điều chỉnh sai số liên tục.

Đầu đạn của S-75 là loại tạo mảnh (gần vạn mảnh), chứa 200kg thuốc nổ có tốc độ bay đạt Mach 3 (3.675. km/h). Bán kính tiêu diệt mục tiêu của đầu đạn tên lửa V-750V khoảng 65m (ở độ cao lớn, khí quyển loãng, bán kính tiêu diệt mục tiêu có thể lên đến 250m).

 Các đầu nổ của đạn tên lửa được lắp hai hệ thống ngòi nổ: Hệ thống ngòi nổ sát thương và hệ thống ngòi nổ tự hủy. Khi cách mục tiêu khoảng 60m, hiệu ứng vô tuyến sẽ kín mạch kích ngòi nổ sát thương bùng nổ văng mảnh về phía trước diệt máy bay.

 Những cải tiến đáng kể

Cải tiến đáng kể nhất của hệ thống S-75 Dvina tại Việt Nam là việc chống nhiễu điện tử. Ngày 15 tháng 12 năm 1967, không quân Mỹ tung ra 44 phi vụ máy bay cường kích đánh phá cầu Đuống Hà Nội. Các tiểu đoàn tên lửa bảo vệ Hà Nội phóng lên 8 quả đạn đều không điều khiển được, hoặc rơi xuống đất, hoặc vượt mục tiêu tự huỷ.

 Sở dĩ có hiện tượng trên là do không quân Mỹ đã sử dụng máy phát nhiễu ALQ-71 gây nhiễu toàn bộ rãnh sóng điều khiển đạn và rãnh sóng xung trả lời của đạn (gọi chung là nhiễu rãnh đạn).

Sau khi dùng các biện pháp thu sóng kết hợp chụp ảnh, lực lượng phòng không Việt Nam đã phát hiện ra dải tần số và cường độ của loại nhiễu này.

Từ các phát hiện trên, các chuyên gia Liên Xô và các kỹ sư quân sự Việt Nam đã khắc phục bằng phương pháp "chế áp nhiễu", nâng công suất sóng trả lời của đạn và sóng điều kiển đạn lên gấp ba lần, đủ sức vượt qua cường độ nhiễu không chỉ của loại ALQ-71 mà còn cả các loại máy gây nhiễu có công suất lớn hơn như ALQ-101, ALQ-107 của Mỹ.

Từ năm 1968 đến năm 1973, các loại máy gây nhiễu rãnh đạn kiểu ALQ trở nên vô hiệu đối với S-75 Dvina.

 Ngoài ra, trong suốt hai cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mỹ tại miền Bắc Việt Nam từ 1965 đến năm 1972, hệ thống radar của S-75 Dvina đã được cải tiến 4 lần với 40 nội dung kỹ thuật để đối kháng chiến tranh điện tử của Mỹ, nâng cao độ chính xác khi chiến đấu.

 Hiệu quả cao nhất

Trong quá trình sử dụng ở Liên Xô và Việt Nam, S-75 nhiều lần bắn hạ mục tiêu ở độ cao 19-20km.

Ngày 1/5/1960, lực lượng phòng không PVO của  Liên Xô đã sử dụng tên lửa S-75 để bắn hạ một máy bay trinh thám tầng cao U-2 của Mỹ ở độ cao 20km.

Ở  Việt Nam, ngày 26/7/1965, Tiểu đoàn 64 (Trung đoàn 263) đã dùng S-75 bắn rơi tại chỗ một máy bay không người lái tầng cao BQM-34A ở độ cao tới 19km.

Ngày 7/2/1966, Tiểu đoàn 84 (Trung đoàn 238) bắn rơi tại chỗ một BQM-34A ở độ cao 20km.

Trong khoảng 7 năm tên lửa S-75 tại Việt Nam đã tham gia 3.452 trận, phóng 5.885 quả đạn, bắn rơi 788 máy bay các loại hiện đại của không quân Mỹ. Trong đó có 366 chiếc rơi tại chỗ.

Tháng 12/1972, có trên 30 chiếc máy bay B-52 bị tên lửa S-75 bắn rơi, trong điều kiện nhiễu các loại dày đặc. Xác suất trúng rất cao 1 đạn tên lửa trung bình hạ 0,34 máy bay.

                                                                                                   Trần Danh