Chợ phiên vùng cao ngày thường đã đông vui, nhưng vào dịp giáp Tết, những phiên chợ còn tấp nập hơn, bao nhiêu nông sản phục vụ nhu cầu đón Tết của bà con các dân tộc thiểu số lại được bày bán phong phú và đậm sắc màu.
Chợ phiên vùng cao ở Lào Cai có tại Mường Hum, Sapa, Ý Tý, Cốc Ly, Bắc Hà, Lùng Phình, Cán Cẩu, Mường Khương, Cao Sơn, Pha Long, Lung Khau Nhin…
Những ngày giáp Tết Quý Mão 2023, mọi người ai ai cũng náo nức xuống chợ mua sắm và hòa mình vào không gian đặc sắc của chợ phiên vùng cao…
Những ngày giáp Tết, nhiều gia đình cùng nhau đi chợ phiên để sắm những mặt hàng thiết yếu chuẩn bị cho ngày Tết cổ truyền. Những ống giang mới được chặt dùng để chẻ làm lạt gói bánh chưng - Ảnh: VGP/Kiều Lê
Lá dong và gừng tươi là mặt hàng được bán nhiều ở phiên chợ - Ảnh: VGP/Kiều Lê
Những chú lợn được người dân vùng cao đem xuống chợ bán - Ảnh: VGP/Kiều Lê
Lù cở (một loại gùi trên vai) bán ở chợ phiên cuối năm. Lù cờ được làm bằng tay thủ công hoàn toàn - Ảnh: VGP/Kiều Lê
Những vật dụng khác như thùng gỗ, rổ, sàng làm từ tre nứa cũng được người dân ở vùng cao mang xuống chợ phiên Tết bán. Đây là sản phẩm mây tre đan truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Lào Cai - Ảnh: VGP/Kiều Lê
Những bó đũa tre vót tay nhuộm từ cây cẩm đỏ - loại đũa dùng trong ngày Tết của dân tộc Tày và dân tộc Giáy ở vùng cao Lào Cai - Ảnh: VGP/Kiều Lê
Nhang cúng tổ tiên cũng được nhiều người phụ nữ người Mông ở vùng cao mang ra chợ bán -nh: VGP/Kiều Lê
Bên cạnh nhang của người Mông thì nhang truyền thống của người Giáy cũng được ưa chuộng trong những ngày giáp Tết - Ảnh: VGP/Kiều Lê
Gạo nếp nương là thực phẩm không thể thiếu của người vùng cao khi Tết đến. Người dân tộc Pa Dí đang bán gạo nếp nương nổi tiếng của vùng mình - Ảnh: VGP/Kiều Lê
Xôi ngũ sắc được nấu từ nếp nương với 5 loại quả được bán tại chợ - Ảnh: VGP/Kiều Lê
Rất nhiều nông phẩm đặc sản núi rừng được bán ở chợ phiên vùng cao - Ảnh: VGP/Kiều Lê
Thảo quả tươi được người vùng cao dùng để ngâm rượu. Rượu ngâm thảo quả có tác dụng chữa hàn lạnh, nâng cao sức khỏe, hoặc cũng có thể làm gia vị nấu món phá lấu, khâu nhục - Ảnh: VGP/Kiều Lê
Chổi làm bằng cây cao lương - Ảnh: VGP/Kiều Lê
Bánh giày là loại bánh nổi tiếng ở đây. Những người phụ nữ dân tộc Nùng ở vùng cao Mường Khương thường bán đặc sản này ở chợ phiên - Ảnh: VGP/Kiều Lê
Bên cạnh các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, bà con người Dao đỏ không quên chọn mua vải lanh nhuộn chàm về thêu thổ cẩm. Ảnh: VGP/Kiều Lê
Những cô gái Mông chọn cho mình những bộ váy xinh đẹp để đi chơi Tết. Ảnh: VGP/Kiều Lê
Xúng xính thử váy ngay tại phiên chợ. Ảnh: VGP/Kiều Lê
Những cụ già dân tộc thiểu số ở vùng cao Mường Khương - Lào Cai đến chợ phiên - Ảnh: VGP/Kiều Lê
Hàng bán vật nuôi ở chợ phiên vùng cao luôn thu hút những em bé theo mẹ đi chợ - Ảnh: VGP/Kiều Lê
Các cô gái Mông Hoa thử đồ trang sức tại phiên chợ - Ảnh: VGP/Kiều Lê
Những người đàn ông dân tộc Mông mang khèn xuống chơi ở chợ Tết - Ảnh: VGP/Kiều Lê
Đi chợ phiên không chỉ để mua bán hàng hóa mà còn để gặp gỡ trò chuyện - Ảnh: VGP/Kiều Lê
Kiều Lê (thực hiện)