• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Sắc màu văn hóa vùng cao tại “Ngôi nhà chung” dịp 30/4-1/5

(Chinhphu.vn) - Kỷ niệm 47 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2022) và Ngày Quốc tế lao động 1/5, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ giới thiệu không gian văn hóa mang đậm màu sắc Đông Bắc, trải nghiệm văn hóa dân tộc, trò chơi dân gian tại chợ vùng cao của cộng đồng các dân tộc Dao, Mông, Thái, Tày, Nùng… diễn ra từ ngày 29/4-3/5.

28/04/2022 12:46
Sắc màu văn hóa vùng cao tại “Ngôi nhà chung” dịp 30/4-1/5 - Ảnh 1.

Tái hiện chợ vùng cao Tây Bắc tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam: Ảnh: Báo Văn hóa

Tham gia các hoạt động có khoảng 100 người của 13 dân tộc đang hoạt động tại làng gồm Mông, Khơ Mú, Thái, Tày, Nùng, Mường, Dao, Tà Ôi, Cơ Tu, Xơ Đăng, Ba Na, Ê Đê, Khmer và các nghệ sĩ, diễn viên Nhà hát Múa Rối Việt Nam.

Điểm nhấn là "Chợ phiên vùng cao - Sơn La điểm hẹn". Chợ phiên tái hiện không gian văn hóa đậm sắc màu các dân tộc vùng cao Tây Bắc, Đông Bắc. Không gian chợ là sự kết hợp giữa không gian hội xuống chợ, không gian vui chơi gắn với các hoạt động dân ca, dân vũ, trò chơi dân gian, không gian ẩm thực, sản vật với sắc màu của các dân tộc... Tại đây có khoảng 40 gian hàng của tỉnh Sơn La và các tỉnh Điện Biên, Hà Giang, Hòa Bình, Thái Nguyên và huyện Ba Vì (Hà Nội).

Cũng tại phiên chợ, du khách sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh trao đổi, mua bán, chế biến các món ăn truyền thống, uống rượu ngô, ăn thắng cố, mèn mén, chúc tụng chia vui. Những cặp trai gái người Mông say sưa với những điệu khèn, hát giao duyên khi chơi chợ. Cảnh đồng bào dân tộc chế biến một số món ăn dân tộc đặc trưng như nấu rượu, làm xôi ngũ sắc, quy trình dệt vải, in hoa văn trên trang phục...

Trong dịp này, các nghệ nhân tỉnh Sơn La sẽ giới thiệu mang đến cho du khách trải nghiệm nghệ thuật thêu khăn piêu, cách đội khăn piêu của các cô gái Thái tỉnh Sơn La. Đồng bào dân tộc Mông cũng sẽ giới thiệu môn nghệ thuật độc đáo khèn Mông đến với du khách. Đồng bào dân tộc Dao tổ chức tái hiện Tết nhảy lễ hội lớn nhất của các dòng họ dân tộc Dao. Đồng bào dân tộc Thái tái hiện Lễ hội cầu mưa.

Ngoài các hoạt động điểm nhấn, Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam còn tổ chức nhiều hoạt động hằng ngày, cuối tuần của 13 cộng đồng dân tộc, chương trình du lịch trải nghiệm, giới thiệu làm bánh, trò chơi dân gian, hoạt động cầu an, chúc phúc tại các không gian tâm linh chùa Khmer, tháp Chăm...

Nam Anh