• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Sản phẩm OCOP cần có những 'câu chuyện' hấp dẫn

(Chinhphu.vn) - Sản phẩm OCOP phải có tính cộng đồng. Đó là một yếu tố quan trọng tuy nhiên vẫn chưa được quan tâm trong quá trình phát triển, xây dựng "câu chuyện" cho các sản phẩm này.

17/05/2023 17:52
Sản phẩm OCOP cần có những câu chuyện hấp dẫn - Ảnh 1.

Toàn cảnh cuộc họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP - Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Đây là ý kiến của Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam đưa ra trong cuộc họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) cấp Trung ương năm 2023 diễn ra hôm nay 17/5.

Cả nước đã có trên 9.500 sản phẩm OCOP, các sản phẩm OCOP đang phát triển rất nhanh. Vì vậy, yêu cầu các sản phẩm phải nâng cao chất lượng và đảm bảo các tiêu chuẩn được đặt lên hàng đầu.

Ban thẩm định nhìn nhận, sản phẩm OCOP đã ngày càng chú trọng hoàn thiện chất lượng cũng như đa dạng hóa mẫu mã của sản phẩm. Tuy nhiên, Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho rằng, các sản phẩm được thẩm định, đánh giá vẫn chưa thể hiện được rõ nét đặc sắc của các sản phẩm OCOP là gắn liền với đặc trưng của địa phương. Sản phẩm OCOP cần có các "câu chuyện" hấp dẫn xung quanh quá trình hình thành và phát triển.

Cụ thể, sản phẩm OCOP không như các sản phẩm thông thường được sản xuất hàng loạt trong các nhà máy lớn với công nghệ hiện đại. Sản phẩm OCOP là sản phẩm mang tính đặc thù, lợi thế của từng địa phương để phục vụ khách du lịch. Chính vì vậy sản phẩm OCOP phải có tính cộng đồng. Đó là một yếu tố rất quan trọng tuy nhiên vẫn chưa được quan tâm trong quá trình phát triển, xây dựng "câu chuyện" cho các sản phẩm này.

Theo ông Lê Bá Anh, Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ NN&PTNT), Tổ trưởng Tổ tư vấn số 1 của Hội đồng cho biết, căn cứ đề xuất của Phòng OCOP, trong tổng số 85 hồ sơ thuộc nhóm thực phẩm được các địa phương đề xuất, Tổ tư vấn số 1 đã tiến hành thẩm định, đánh giá đợt 1 cho 30 hồ sơ.

Theo đó, đã có 19 sản phẩm được Tổ tư vấn 1 chấm trên 90 điểm, đủ điều kiện đề nghị Hội đồng OCOP cấp trung ương xem xét, công nhận đạt sản phẩm OCOP cấp quốc gia. Có 7 sản phẩm được Tổ tư vấn 01 đánh giá, chấm điểm không đạt 90 điểm. Có 4 hồ sơ sản phẩm không đáp ứng yêu cầu tối thiểu hồ sơ phải đạt.

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam - Chủ tịch Hội đồng, qua công tác đánh giá, thẩm định, có thể thấy các chủ thể OCOP đã ngày càng chú trọng hoàn thiện chất lượng cũng như đa dạng hóa mẫu mã của sản phẩm. Đó là điều đáng mừng mà Hội đồng đã khuyến khích các chủ thể thực hiện trong thời gian qua.

Tuy nhiên, Thứ trưởng cho rằng, vẫn còn có một số vấn đề mà các chủ thể cần chú ý. Điển hình như các sản phẩm được thẩm định, đánh giá vẫn chưa thể hiện được rõ nét đặc sắc của các sản phẩm OCOP là gắn liền với đặc trưng của địa phương.

Bên cạnh đó, lãnh đạo Bộ NN&PTNT cho rằng, trong quá trình phát triển sản phẩm OCOP, nhiều chủ thể vẫn chưa xây dựng được vùng nguyên liệu đạt chuẩn.

Ngoài ra, Hội đồng thẩm định, đánh giá sản phẩm OCOP tại các địa phương, đặc biệt là sản phẩm 3 sao và 4 sao, cần quan tâm, chú ý nhiều hơn đến yếu tố chất lượng và yếu tố sở hữu trí tuệ của các sản phẩm.

Đỗ Hương