• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Sản xuất, phân phối điện tiếp tục thu hút dòng vốn FDI

(Chinhphu.vn) - Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện, trong đó có năng lượng tái tạo, tiếp tục thu hút mạnh dòng vốn FDI, khi vươn lên đứng đầu về tổng số vốn đăng ký cấp mới và đứng thứ 3 về tổng vốn thực hiện.

29/04/2021 17:25
Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện trong đó có năng lượng tái tạo đang thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. Ảnh: VGP
Theo số liệu từ Bộ KH&ĐT, năm 2020, cả nước thu hút được 5,1 tỷ USD vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, phân phối điện, chiếm 18% tổng vốn đầu tư cả năm trên các lĩnh vực, và cao gấp 38 lần so với vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, phân phối điện giai đoạn 5 năm trước đó.

Bốn tháng đầu năm nay, vốn FDI thực hiện ước tính đạt 5,5 tỷ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 72,2%,  hoạt động kinh doanh bất động sản chiếm 14,1%, sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí chiếm 6,8%.

Đáng chú ý, trong tổng số vốn FDI đăng ký cấp mới 4 tháng qua, ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí được cấp phép mới lớn nhất, với số vốn đăng ký đạt gần 5 tỷ USD, chiếm 59%.

Trong số này, rất nhiều dự án FDI lớn của những tập đoàn tên tuổi trên thế giới đã đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo tại Việt Nam, như dự án Nhà máy điện LNG Long An I và II (Singapore) với tổng vốn đăng ký trên 3,1 tỷ USD, dự án Nhà máy nhiệt điện Ô Môn II (Nhật Bản) với tổng vốn đăng ký trên 1,31 tỷ USD.

Trước đó, dự án Nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Bạc Liêu (Trung tâm Nhiệt điện LNG tỉnh Bạc Liêu), có tổng vốn đăng ký lên tới 4 tỷ USD của nhà đầu tư Singapore với mục tiêu sản xuất khí tự nhiên hóa lỏng LNG được cấp giấy chứng nhận đầu tư vào năm 2020.

Cũng trong năm 2020, Tập đoàn Copenhagen Infrastructure Partners (CIP, Đan Mạch) đã ký biên bản ghi nhớ (MOU) với UBND tỉnh Bình Thuận phát triển điện gió ngoài khơi La Gàn (Bình Thuận), có tổng công suất lên tới 3,5 GW. Với chi phí vốn đầu tư ước tính lên đến 10 tỷ USD, đây được đánh giá là một trong những dự án điện gió ngoài khơi quy mô lớn đầu tiên tại Việt Nam.

Toàn Thắng