• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Sản xuất tôm - lúa theo GAP tại đồng bằng sông Cửu Long

(Chinhphu.vn) - Hệ thống canh tác tôm - lúa đang phát triển mạnh tại các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), tạo ra sản phẩm sạch, an toàn theo tiêu chẩn VietGAP, GAP. Đây cũng là nền tảng để xây dựng thương hiệu gạo và thủy sản chất lượng cao cho vùng này.

06/11/2012 17:41

Ảnh minh họa

Theo Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tiềm năng và lợi thế của việc phát triển hệ thống canh tác tôm - lúa ở khu vực ĐBSCL rất lớn, quy mô sản xuất có thể đạt đến 200.000 ha.

Hiện tại, diện tích tôm - lúa ở khu vực ĐBSCL đã phát triển được khoảng 160.000 ha, dự kiến đến năm 2015 đạt 180.000 ha, đến năm 2020 ổn định diện tích 200.000 ha. Khi đó sẽ đóng góp thêm khoảng 800.000 tấn lúa trong tổng sản lượng của vùng.

Mặt mạnh của việc sản xuất tôm - lúa là tạo ra sản phẩm sạch, an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, GAP (Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt) sẽ nâng cao giá trị hàng hóa cho cả tôm và lúa.

Hệ thống canh tác tôm - lúa hạn chế được việc sử dụng hóa chất độc hại, sử dụng tài nguyên nước hợp lý theo từng thời điểm và mùa trong năm, không tạo nên những mâu thuẫn trong việc sử dụng nước. 

Hằng năm, mặn xâm nhập sâu vào đất liền các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Nhiều diện tích chuyên trồng lúa 2 vụ/năm sẽ không thể sản xuất được do nước mặn tràn vào, do vậy, mô hình canh tác một vụ lúa, một vụ tôm là thích ứng nhất.

Việc phát triển cây lúa trên đất nuôi tôm và nuôi tôm trên đất lúa là điều kiện để phát triển sản lượng lương thực nhằm đảo bảo an ninh lương thực và phục vụ cho xuất khẩu lúa, đồng thời cung ứng nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu thủy sản của cả nước.

Bà Phan Thị Thu Sương, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre cho biết sản xuất luân canh tôm - lúa là mô hình mang tính bền vững, ổn định và cần nhân rộng để nông dân thực hiện. Con tôm, hạt lúa đều sạch do không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhiều nên chất lượng cao.

Như ở tỉnh Bến Tre hiện có hơn 6.600 ha luân canh tôm - lúa, năng suất lúa đạt từ 4 - 4,5 tấn/ha; sản lượng tôm nuôi trung bình từ 350 - 400 kg/ha/năm, tăng từ 20 - 30% so với những đồng đất nuôi chuyên tôm không trồng lúa.

Việc phát triển sản xuất tôm - lúa bền vững tận dụng và sử dụng tối ưu các nguồn lực tự nhiên sẽ góp phần tăng thu nhập cho nông dân, đồng thời mở ra thị trường tiêu thụ nông sản chất lượng cao.

 

 Thùy Trang

(Nguồn: Tổng hợp)

Tin liên quan:

Danh mục sản phẩm nông nghiệp được hỗ trợ VietGAP