• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Sáng kiến bảo vệ rừng giành giải thưởng 200.000 USD

(Chinhphu.vn) - Chương trình Môi trường của LHQ cho biết, Giải thưởng Sasakawa năm 2011 sẽ được trao cho sáng kiến bảo vệ rừng ở Goatemala và dự án phát triển bền vững ở Nepal.

24/02/2011 16:09

Hiệp hội Rừng có tên Asociación Forestal Integral San Andrés, Petén (AFISAP) ở Goatemala và Viện Phát triển Manahari ở Nepal (MDI-Nepal) đã giành được giải thưởng của Chương trình Môi trường LHQ (UNEP) với chủ đề “Rừng cho nhân dân, rừng cho phát triển màu xanh”.

Hiệp hội AFISAP (thành lập năm 1999) đã nỗ lực bảo vệ các khu rừng trên diện tích 52.000 hécta trong khu bảo tồn sinh quyển Mayan của Goatemala, nước đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn khu vực.

Theo một nghiên cứu của AFISAP, hiện nay khu bảo tồn Mayan có mật độ báo đốm Mỹ lớn nhất trên thế giới.

Trong khi đó, MDI-Nepal, một tổ chức phi chính phủ (thành lập năm 2001) đã phát triển rừng sinh thái để giúp tăng năng suất mùa màng và các hệ thống tưới tiêu cũng như giảm sói mòn đất trên các đồi núi trồng rừng ở Nepal.

Ngoài việc phủ xanh hầu hết các khu vực đất đai rộng lớn của đất nước Nepal, các khu vực đồi núi cũng được cải thiện để làm nơi sinh sống cho 18 triệu người. Các biện pháp trồng rừng sinh thái của MDI-Nepal đã cải thiện an ninh lương thực và cuộc sống của các khu vực nông thôn trên các đồi núi ở nước này.

UNEP cho biết, giải thưởng trị giá 200.000 USD này nhằm công nhận các sáng kiến môi trường có cơ sở bền vững, đột phá và đổi mới nhất ở các nước đang phát triển.

Theo một con số thống kê, mỗi năm nạn phá rừng và thoái hóa rừng có thể làm thất thoát của nền kinh tế toàn cầu từ 2.500 - 4.500 tỷ USD, lớn hơn những thiệt hại của cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua.

Nguyễn Chiến