• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Sáng mai (5/6): Tổng Kiểm toán nhà nước trả lời chất vấn Quốc hội

(Chinhphu.vn) – Sáng 5/6, tiếp sau Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn sẽ “đăng đàn” trả lời chất vấn Quốc hội về nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực kiểm toán.

04/06/2024 15:14
Sáng mai (5/6): Tổng Kiểm toán nhà nước trả lời chất vấn Quốc hội- Ảnh 1.

Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn sẽ trả lời chất vấn Quốc hội

Lĩnh vực kiểm toán là nhóm vấn đề thứ 3 được Quốc hội chất vấn tại kỳ họp lần này, tập trung vào các nội dung lớn gồm: Trách nhiệm và giải pháp khắc phục tình trạng các doanh nghiệp, dự án được kiểm toán nhưng vẫn xảy ra sai phạm.

Việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước. Công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động kiểm toán nhà nước. Giải pháp khắc phục tình trạng chồng chéo trong công tác thanh tra, kiểm toán.

Người trả lời chất vấn là Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn. Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công an; Tổng Thanh tra Chính phủ cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.

Trong Báo cáo gửi đại biểu Quốc hội trước phiên chất vấn, Kiểm toán Nhà nước cho biết, thời gian qua, Kiểm toán Nhà nước đã chỉ ra nhiều tồn tại, hạn chế, bất cập trong quản lý, điều hành, sử dụng tài chính, tài sản công của các bộ, ngành, địa phương và đơn vị được kiểm toán.

Qua kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước khẳng định đã kiến nghị chấn chỉnh công tác quản lý tài chính - ngân sách, kế toán, ngăn ngừa những hành vi tiêu cực, tham ô, lãng phí, thất thoát tiền, tài sản Nhà nước; giúp các đơn vị hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý của mình, đảm bảo quản lý, sử dụng tiền tài sản Nhà nước đúng pháp luật và có hiệu quả.

Kết quả kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước cũng cung cấp những thông tin xác thực về tình hình quản lý điều hành ngân sách, tiền và tài sản Nhà nước và có nhiều kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ góp phần sửa đổi, hoàn thiện các cơ chế, chính sách.

Theo số liệu cụ thể, trong quãng thời gian gần nhất (2019-2023), Kiểm toán Nhà nước đã kiểm toán và phát hành 1.345 báo cáo kiểm toán, đã kiến nghị trên 331.367 tỷ đồng (gồm tăng thu ngân sách Nhà nước trên 30.539 tỷ đồng; giảm chi ngân sách Nhà nước hơn 96.183 tỷ đồng; kiến nghị khác 204.644 tỷ đồng).

Đáng chú ý, 663 báo cáo kiểm toán có kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan. Kiểm toán Nhà nước đã chuyển 19 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật qua kiểm toán cho cơ quan cảnh sát điều tra các cấp để xem xét xử lý.

Kết quả kiểm toán những năm gần đây cho thấy còn tồn tại, sai sót ngay từ khâu chuẩn bị dự án đầu tư, đến quyết toán dự án hoàn thành. 

Các sai sót điển hình như thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư chậm, phê duyệt khi chưa có quy hoạch hoặc không phù hợp quy hoạch; phê duyệt tổng mức đầu tư vượt chủ trương đầu tư; thiết kế cơ sở có hạng mục trùng lấn với dự án khác, thiết kế chưa phù hợp với tiêu chuẩn; thiết kế chưa hợp lý, không sát với thực tế dẫn đến phải điều chỉnh bổ sung.

Kiểm toán Nhà nước cũng chỉ ra còn nhiều dự án chậm tiến độ, kéo dài rất nhiều năm, giải ngân không đạt kế hoạch phải điều chỉnh nguồn vốn. Quyết toán dự án cũng chậm, thậm chí thanh toán khối lượng phát sinh chưa phù hợp; bù giá thiếu cơ sở, chưa đúng quy định.

Một số đơn vị quản lý chi phí, giá thành sản phẩm chưa chặt chẽ, định mức sản xuất kinh doanh chưa phù hợp thực tế; khai thác khoáng sản khi chưa được cấp phép hoặc khai thác vượt trữ lượng cấp phép.

Hải Liên