• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Sắp diễn ra nhật thực cuối cùng của thập kỷ

(Chinhphu.vn) - Vào ngày 26/12, Mặt trăng sẽ đi vào giữa Trái đất và Mặt trời, tạo ra nhật thực hình khuyên có thể quan sát ở nhiều quốc gia.

25/12/2019 13:09

Đây là hiện tượng nhật thực cuối cùng của thập niên 2010, khi đó, Mặt trăng sẽ che khuất phần lớn Mặt trời và để lại một vành sáng nhỏ có hình chiếc nhẫn.

Theo tính toán của các nhà thiên văn học, nhật thực hôm 26/12 sẽ diễn ra từ 10h43’ đến 14h01’ theo giờ Hà Nội. Trong đó, hiện tượng đạt cực đại vào lúc 12h17’, tạo ra nhật thực hình khuyên kéo dài tối đa 3 phút 40 giây.

Saudi Arabia, Qatar, UAE, Oman, Ấn Độ, Sri Lanka, Malaysia, Indonesia, Singapore, Quần đảo Bắc Mariana và Guam là những quốc gia và vùng lãnh thổ có cơ hội chiêm ngưỡng nhật thực hình khuyên. Việt Nam chỉ có thể quan sát nhật thực một phần.

Nhật thực hình khuyên về mặt lý thuyết là một kiểu nhật thực một phần vì nó không che khuất hoàn toàn Mặt trời, nhưng trên thực tế lại giống nhật thực toàn phần hơn. Khi đó, Mặt trời, Mặt trăng, Trái đất nằm trên cùng một đường thẳng nhưng do Mặt trăng nằm xa Trái đất hơn mọi khi (trên quỹ đạo hình elip) nên nó không thể che kín Mặt trời khi nhìn từ Trái đất, tạo ra một "vòng tròn lửa" trên bầu trời.

BT