• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Sạt lở sông: An Giang tiếp tục di dân khẩn cấp

(Chinhphu.vn) - Trong lúc tình hình sạt lở ở xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới, An Giang còn đang tiếp diễn, chiều tối 24/4, tại tổ 2, rạch ông Chưởng, ấp Kiến Thuận 1, xã Kiến Thành, huyện Chợ Mới xuất hiện vết nứt trước cửa nhà dân, khả năng sạt lở 200 mét.

25/04/2017 16:00
Phó Chủ tịch An Giang Lâm Quang Thi thị sát, chỉ đạo di dời khẩn cấp. Ảnh báo An Giang
Báo An Giang cho biết, đây là tuyến đường liên xã Long Giang - Kiến Thành - Kiến An, khả năng sẽ bị chia cắt giao thông nếu xảy ra sạt lở.

Có 5 căn nhà trong khu vực vết nứt, đã được chính quyền hỗ trợ người dân di dời khẩn cấp.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Quang Thi và Giám đốc Sở Giao thông vận Tải tỉnh Ngô Công Thức đã trực tiếp đến thị sát.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Quang Thi chỉ đạo chính quyền địa phương nhanh chóng di dời khẩn cấp các hộ dân trong vùng; hạn chế, phân luồng giao thông; giao Sở Tài nguyên và Môi trường khẩn trương quan trắc để có giải pháp xử lý kịp thời.

Huyện Chợ Mới nhanh chóng tổ chức tuyến đường tránh ấp chiến lược cho dân lưu thông, cho lực lượng ứng trực 24/24 để bảo vệ khu vực nguy cơ sạt lở tránh ảnh hưởng tính mạng và tài sản người dân.

Xây dựng khu tái định cư

Trước đó, tại huyện Chợ Mới, An Giang, 16 căn nhà đã bị sạt lở, trôi xuống sông. Để khắc phục tình hình, bảo đảm an toàn tính mạnh người dân, báo An Giang dẫn lời Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Quang Thi cho biết: "106 hộ dân và 1 nhà máy đã di dời tài sản đến nơi an toàn. UBND tỉnh sẽ chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường mở rộng khu dân cư để ổn định chỗ ở cho 106 hộ này".

Trực tiếp thị sát hiện trường và chỉ đạo tại buổi họp khẩn để khắc phục hậu quả, Bí thư Tỉnh ủy Võ Thị Ánh Xuân chia sẻ sâu sắc khó khăn, mất mát của bà con nhân dân bị sạt lở nặng. Đồng thời, hoan nghênh tinh thần trách nhiệm của lãnh đạo tỉnh, huyện, xã chủ động cảnh báo di dời tài sản bà con ra khỏi vùng sạt lở, không ảnh hưởng tính mạng.

Bí thư Tỉnh ủy An Giang Võ Thị Ánh Xuân yêu cầu tiếp tục bố trí lực lượng ứng trực, di dời dân ra khỏi nơi nguy hiểm thêm 100 mét, đến nơi ở an toàn, giải quyết kịp thời nhu cầu, nguyện vọng để ổn định cuộc sống người dân.

Được biết, huyện Chợ Mới đang thi công đường tránh ấp chiến lược -mương Ông Chủ 15 ngày hoàn thành để điều tiết giao thông; khảo sát nhu cầu các hộ đã di dời để hỗ trợ; xây dựng khu dân cư 4,8 ha để hỗ trợ nền tái định cư.

Hiểm nguy rình rập

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang cảnh báo, do diễn biến thời tiết bất thường, tác động của quá trình biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của các đập thủy điện trên sông Mê Kông, dự báo tình hình sạt lở vẫn còn diễn biến phức tạp trong thời gian tới.

Đặc biệt, mùa khô năm 2017, do chế độ thủy văn bất thường làm mực nước tăng, giảm không theo quy luật, diễn biến thời tiết có mưa trái mùa phức tạp, có nguy cơ tác động đường bờ gây sạt lở rất cao. Chính quyền địa phương cần thường xuyên theo dõi và kịp thời báo cáo các diễn biến bất thường.

Theo ông Nguyễn Văn Thái, Trưởng phòng Tài nguyên nước và Biến đổi khí hậu - Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang: "Kết quả quan trắc và sạt lở đất bờ sông, nguy cơ sạt lở tại các khu vực cảnh báo vẫn còn rất cao.

51 đoạn sông được cảnh báo nguy cơ sạt lở dài 162.550 mét. Trong đó, có 5 đoạn được cảnh báo ở mức độ rất nguy hiểm, 32 đoạn ở mức độ nguy hiểm, 11 đoạn ở mức độ trung bình và 3 đoạn ở mức độ nhẹ.

Cụ thể, các đoạn có nguy cơ xảy ra sạt lở rất cao và mức độ ảnh hưởng, thiệt hại lớn, cần có giải pháp phòng tránh và hạn chế thiệt hại do sạt lở gây ra, gồm: Đoạn sông Tiền (xã Phú An, Phú Tân), sông Hậu (xã Châu Phong, thị xã Tân Châu), sông Hậu (xã Bình Mỹ, kênh xáng Cây Dương - phà Năng Gù, Châu Phú).

Riêng sông Vàm Nao, đoạn cảnh báo sạt lở dài 7.000 mét trên tuyến bờ trái sông Vàm Nao thuộc xã Kiến An và xã Mỹ Hội Đông (Chợ Mới). Khu vực từ phà Thuận Giang về hạ nguồn 1.500 mét tiếp tục bị xâm thực gây sạt lở mạnh, lấn sâu vào đất liền từ 2- 5 mét. Đây là đoạn sạt lở mạnh do dòng chảy chính áp sát bờ xâm thực tạo mái dốc thẳng đứng, kết hợp với tác động do sóng gây xói lở tạo hàm ếch làm tăng mức độ sạt lở tại đây.

Mức độ sạt lở tại các đoạn cảnh báo còn lại đoạn xã Kiến An, xâm thực vào bờ trung bình từ 1-2 mét, đường bờ dạng răng cưa và tiềm ẩn nhiều nguy cơ sạt lở bất ngờ.

Khẩn trương khắc phục

Trước tình hình sạt lở nghiêm trọng bờ sông Vàm Nao thuộc khu vực ấp Mỹ Hội, xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang làm hàng chục căn nhà bị sập đổ, nhiều hộ dân đã phải khẩn cấp di dời, đời sống của một số hộ dân gặp nhiều khó khăn, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng gửi lời thăm hỏi, chia sẻ những khó khăn, mất mát của nhân dân.

Phó Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh An Giang tiếp tục tập trung chỉ đạo các cơ quan chức năng cảnh báo, hạn chế người, phương tiện qua lại khu vực sạt lở; tổ chức quan trắc, theo dõi chặt chẽ diễn biến sạt lở, chủ động di dời các hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm, có nguy cơ sạt lở để đảm bảo tuyệt đối an toàn tính mạng, hạn chế thiệt hại về tài sản.

Đồng thời tổ chức thăm hỏi, động viên, hỗ trợ lương thực, nhu yếu phẩm, sắp xếp chỗ ở tạm cho các hộ dân bị mất nhà cửa và phải di dời, không để người dân thiếu đói, khó khăn; có phương án hỗ trợ tái định cư đối với các hộ dân đã bị mất nhà cửa hoặc phải di dời, đảm bảo ổn định đời sống.

Phó Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, UBND tỉnh An Giang và các cơ quan có liên quan khẩn trương kiểm tra, xác định nguyên nhân, đề ra các giải pháp thực hiện khắc phục sạt lở, bảo đảm an toàn và sớm ổn định đời sống nhân dân trong khu vực, báo cáo đề xuất Thủ tướng Chính phủ giải quyết những vấn đề vượt thẩm quyền.