• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Sẽ có nghị định về chế độ cử tuyển

Trao đổi với phóng viên Website Chính phủ về hạn chế của hình thức cử tuyển, đào tạo nguồn nhân lực, ông Tráng A Pao, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc hội, cho rằng: "Một số nơi nhận thức chưa đầy đủ về mục tiêu, chính sách. Vì vậy khi xây dựng kế hoạch và giao chỉ tiêu cử tuyển chưa xuất phát từ yêu cầu thực tiễn. Có địa phương thừa sinh viên nhưng vẫn thiếu cán bộ. Một số vùng do hệ thống giáo dục phổ thông kém phát triển nên nhiều dân tộc không có nguồn để đào tạo. Ngoài ra chế độ, chính sách đối với đối tượng này chưa được điều chỉnh kịp thời; cơ sở vật chất thiếu thốn, lạc hậu; nội dung và phương pháp giảng dạy chậm đổi mới, ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo".

20/01/2006 13:30

Chế độ cử tuyển có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, là tiền đề phấn đấu thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc, góp phần đáng kể phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an ninh, quốc phòng ở miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số. Sau 15 năm thực hiện, chế độ cử tuyển đã đào tạo trên 20.000 học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng và trung cấp của 49/54 dân tộc. Nhiều dân tộc như: Hà Nhì, Lao, Sinh mun, Bố Y... lần đầu tiên có con em đi học theo chế độ này. Các ngành nghề được đào tạo chủ yếu là nông lâm nghiệp, thủy lợi, sư phạm, văn hóa... Số này sau khi tốt nghiệp đã có hơn 80% trở về địa phương công tác và nhiều cán bộ là sinh viên đã được bổ nhiệm vào một số chức vụ chủ chốt ở các cấp, các ngành từ Trung ương đến cơ sở.

Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện, đã bộc lộ một số hạn chế, vướng mắc. Có nơi còn nhầm lẫn giữa mục tiêu cử tuyển với việc đào tạo nhân lực chung chung và coi đây là một quyền lợi cần tranh thủ để hưởng lợi, dẫn đến hiện tượng gian lận như khai không đúng thực tế vùng cử tuyển, đối tượng được cử tuyển. Mặc dù Chính phủ và các Bộ, ngành đã có văn bản chỉ đạo quản lý đầu vào, đầu ra nhưng thực tế nhiều địa phương quản lý còn lỏng lẻo, chưa có cơ quan chịu trách nhiệm. Có tỉnh giao cho Sở Giáo dục và Đào tạo, hoặc Sở Nội vụ, hoặc Ban Dân tộc miền núi... dẫn đến tình trạng địa phương không nắm được học sinh của mình học gì, làm gì, ở đâu khi ra trường. Thậm chí có nơi cử tuyển người đi học nhưng khi ra trường lại không nhận về và không bố trí công việc. Nhiều địa phương chưa có quy hoạch, kế hoạch đào tạo cán bộ nên đã lấy nguồn cử tuyển cùng vùng khác thay vào, dẫn đến việc tuyển sinh khó đạt được chỉ tiêu.

Nhằm đánh giá và rút ra bài học cần thiết, hôm nay (20/1) tại Bộ Giáo dục và Đào tạo đã diễn ra Hội nghị Tổng kết 15 năm thực hiện chế độ cử tuyển. Tham dự Hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Gia Khiêm, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Minh Hiển, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc hội Tráng A Pao. Hội nghị này được giao ban qua mạng và cầu truyền hình, nối 4 điểm cầu là 4 thành phố lớn (Hà Nội, Huế, TP.HCM và Cần Thơ). Đây là một hình thức hội nghị mới, tiết kiệm chi phí hội họp.

Phát biểu tại Hội nghị, sau khi biểu dương thành tích của các đơn vị, địa phương và tinh thần vượt khó của con em các dân tộc trong quá trình thực hiện chế độ cử tuyển, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm đã chỉ ra những bất cập cần giải quyết: "Lãnh đạo nhiều địa phương chưa nhận thức sâu sắc vấn đề cử tuyển, tổ chức tuyển chọn chưa phù hợp, lúng túng bị động khi bố trí cán bộ, dẫn đến sử dụng cán bộ không hiệu quả và có hành vi tiêu cực. Vì thế Bộ Giáo dục và Đào tạo cần phải phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ cần khẩn trương ban hành Nghị định về chế độ cử tuyển".

Xung quanh việc chuẩn bị ban hành Nghị định, ông Nguyễn Đình Minh, Vụ trưởng Vụ Khoa giáo Văn phòng Chính phủ cho phóng viên Website Chính phủ biết: "Tới đây, Nghị định sẽ chú ý đến đổi mới tư duy và chính sách cử tuyển trong điều kiện mới là giao chỉ tiêu gắn với giao kinh phí đầu tư cho các địa phương; phân định rõ trách nhiệm của UBND các tỉnh, thành phố về đào tạo cán bộ (bao gồm số lượng, ngành nghề, tiêu chuẩn, chú trọng nguồn tuyển chọn...); bồi hoàn kinh phí khi học viên không chấp hành sự phân công và chế độ đãi ngộ, học bổng cho các sinh viên nội trú. Nghị định cũng sẽ phân biệt rõ nhiệm vụ Bộ Giáo dục và Đào tạo, chính quyền và địa phương; đổi mới cách cử tuyển cho phù hợp với tình hình đất nước trong giai đoạn phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế".

Giang Oanh