• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Sẽ thí điểm đánh giá công tác phòng chống tham nhũng ở bộ, ngành

(Chinhphu.vn) - Thanh tra Chính phủ vừa ban hành “Bộ chỉ số và tài liệu hướng dẫn đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng cấp tỉnh năm 2020”.

23/07/2021 08:57

Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Bùi Ngọc Lam. Ảnh: Thanh tra.
Bộ chỉ số và tài liệu hướng dẫn đánh giá công tác phòng chống tham nhũng (PCTN) cấp tỉnh năm 2020 có thang điểm đánh giá là 100. Ở mỗi nội dung đều có các tiêu chí được hướng dẫn đánh giá theo từng thang điểm cụ thể.

Trao đổi với phóng viên Cổng TTĐT Chính phủ, ông Bùi Ngọc Lam, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết việc ban hành Bộ chỉ số này nhằm thể chế Điều 17 của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, đồng thời cũng lượng hóa cụ thể công tác PCTN trong hoạt động quản lý nhà nước tại các tỉnh, thành phố. Qua đó, giúp cho các địa phương có Bộ tiêu chí đánh giá và hướng dẫn cụ thể để các địa phương thực hiện nhằm nâng cao công tác PCTN trong phạm vi quản lý của mình.

Theo đó, mục đích là đánh giá đúng, khách quan và khuyến khích những nỗ lực của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong công tác này. Qua đó, nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp trong việc thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng.

“Tới đây, sẽ thí điểm việc đánh giá này ở một số bộ, ngành Trung ương”, Phó Tổng Thanh tra Bùi Ngọc Lam cho hay.

Theo Bộ tiêu chuẩn này, phạm vi đánh giá là công tác PCTN cấp tỉnh năm 2020 bao gồm: Đánh giá công tác quản lý Nhà nước về PCTN và kết quả thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng; kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng; kết quả thu hồi tài sản tham nhũng của UBND cấp tỉnh, các sở, ban ngành, quận, huyện thuộc tỉnh.

Theo đó, nội dung tiêu chí đánh giá công tác PCTN cấp tỉnh năm 2020 gồm một số nội dung: Đối với tiêu chí đánh giá việc xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về PCTN gồm đánh giá việc lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá việc tổ chức thực hiện.
 
Tiêu chí đánh giá việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng bao gồm: Công tác phòng ngừa tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực Nhà nước; kết quả thực hiện công khai minh bạch theo quy định tại Điều 10 của Luật PCTN, kết quả cải cách hành chính năm 2020; kết quả việc ban hành, thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ; kết quả kiểm soát xung đột lợi ích; kết quả việc chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức; kết quả kiểm soát tài sản thu nhập; kết quả thực hiện Chỉ thị 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc.
 
Việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước bao gồm các nội dung: UBND tỉnh ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện công tác phòng ngừa tham nhũng; kết quả xây dựng, thực hiện quy tắc ứng xử, cơ chế kiểm tra nội bộ; kết quả thực hiện các biện pháp công khai, minh bạch; kết quả kiểm soát xung đột lợi ích; kết quả thực hiện chế độ trách nhiệm của người đứng đầu trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước.

Ở nội dung tiêu chí đánh giá việc phát hiện và xử lý tham nhũng, bao gồm: Kết quả thu hồi bằng biện pháp hành chính; kết quả thu hồi bằng biện pháp tư pháp.

Yêu cầu của TTCP đặt ra là việc đánh giá công tác PCTN cấp tỉnh phải bảo đảm khách quan, toàn diện, trung thực, công khai, minh bạch, căn cứ vào tài liệu chứng minh về công tác PCTN của UBND cấp tỉnh và các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc.

Lê Sơn