• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Sẽ tổ chức tiêm vaccine sởi-rubella cho người từ 15-25 tuổi

(Chinhphu.vn) - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, sau thành công của chiến dịch tiêm vaccine sởi-rubella cho trẻ từ 1-14 tuổi, Bộ Y tế sẽ tổ chức chiến dịch tiêm vaccine này cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, từ 15-25 tuổi.

04/08/2015 17:39

Tiêm vaccine là cách tốt nhất và chủ động để phòng bệnh sởi, rubella. Ảnh: VGP/Thúy Hà


Trao đổi với báo chí, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Trần Đắc Phu cho biết, rubella là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra. Hội chứng rubella bẩm sinh là nguyên nhân quan trọng gây ra các khuyết tật trầm trọng cho trẻ sơ sinh.

Khi người phụ nữ bị nhiễm virus rubella trong giai đoạn 3 tháng đầu của quá trình mang thai, có tới 90% số trường hợp người mẹ có thể truyền virus sang thai nhi. Hậu quả thai nhi bị chết hoặc có thể gây hội chứng rubella bẩm sinh.

Trẻ sơ sinh mắc hội chứng rubella bẩm sinh sẽ phải gánh chịu những dị tật nặng nề, như điếc, dị tật ở mắt, tim và não. Ước tính hằng năm trên thế giới có 700.000 trẻ em bị chết vì hội chứng rubella bẩm sinh.

Bệnh sởi và rubella chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tiêm vaccine là cách tốt nhất và chủ động để phòng bệnh sởi, rubella.

Chính vì vậy, thời gian tới, Bộ Y tế sẽ tổ chức chiến dịch tiêm vaccine sởi-rubella (vaccine MR) cho phụ nữ trong độ tuổi từ 15 đến 25 trên cả nước.

Hiện, vaccine này đã được đưa vào Chương trình Tiêm chủng mở rộng, tiêm miễn phí cho trẻ em, nhằm giảm số mắc và tiến tới loại trừ bệnh sởi vào năm 2017 và khống chế bệnh rubella.

Trước đó, thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai vaccine sởi-rubella trong tiêm chủng mở rộng, từ tháng 9/2014, Bộ Y tế đã triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi-rubella miễn phí lớn nhất từ trước đến nay cho hơn 23 triệu trẻ 1-14 tuổi. Tính đến tháng 5/2015, cả nước đã có gần 20 triệu trẻ đã được tiêm miễn phí vaccine này.

Dự kiến, theo lộ trình, trong năm 2016, vaccine bại liệt tiêm cũng sẽ được đưa vào Chương trình Tiêm chủng mở rộng; vaccine tiêu chảy do Việt Nam sản xuất cũng sẽ được đưa vào Chương trình.

Thúy Hà