• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Sinh viên cùng hành động bảo vệ động vật hoang dã

(Chinhphu.vn) - Tiếp nối chuỗi hoạt động Năm phục hồi đa dạng sinh học quốc gia 2024, sáng 19/3, tại tỉnh Quảng Nam đã diễn ra tọa đàm khoa học "Bảo tồn động vật hoang dã và phục hồi đa dạng sinh học" với sự tham gia của các chuyên gia, nhà nghiên cứu và hơn 600 sinh viên.

19/03/2024 17:40
Sinh viên cùng hành động bảo vệ động vật hoang dã- Ảnh 1.

Tọa đàm "Bảo tồn động vật hoang dã và phục hồi đa dạng sinh học" - Ảnh: VGP/Nhật Anh

Thông tin tại tọa đàm cho biết, Việt Nam được ghi nhận là một trong 16 quốc gia có đa dạng sinh học cao nhất thế giới với khoảng 51.400 sinh vật, trong đó có khoảng 10.900 loài động vật trên cạn, 20.000 loài thực vật trên cạn và dưới nước, 2.000 loài động vật không xương sống và cá nước ngọt, hơn 11.000 loài sinh vật biển khác và 7.500 chủng vi sinh vật.

Đa dạng sinh học đóng vai trò quan trọng đến sự tồn tại và phát triển của con người. Tuy nhiên, tình trạng săn bắt, mua bán, sử dụng trái phép động vật hoang dã (ĐVHD) ngày càng tăng, đẩy nhiều loài ĐVHD đến bên bờ tuyệt chủng và ảnh hưởng đến tính đa dạng sinh học. 

Đáng chú ý, những hành vi trái phép liên quan đến ĐVHD còn là mối đe dọa đối với sức khỏe con người và vật nuôi. Phần lớn (khoảng 70%) các bệnh mới nổi (ví dụ: Ebola, Zika, viêm não Nipah) và gần như tất cả các đại dịch mà loài người đã biết (ví dụ: cúm A H5N1, HIV/AIDS, COVID-19) là bệnh lây truyền từ động vật sang người. Những loại bệnh này được lây truyền và lan rộng do tiếp xúc giữa ĐVHD, vật nuôi và con người. 

Thêm vào đó, những cá nhân hay tổ chức có hành vi xâm hại ĐVHD hay sử dụng sản phẩm ĐVHD trái phép còn có nguy cơ vướng lao lý. Theo các quy định hiện hành, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ ĐVHD có thể bị phạt tiền lên đến 2 tỷ đồng và phạt tù lên đến 15 năm.

Nguy cơ là vậy nhưng những hành vi xâm hại ĐVHD vẫn còn tiếp diễn. Một trong những hành vi phổ biến và tồn tại ở tất cả các địa phương là tiêu thụ thịt ĐVHD. Kết quả khảo sát về tiêu thụ thịt ĐVHD do Tổ chức Quốc tế Bảo tồn thiên nhiên (WWF) thực hiện trong năm 2021-2022 cho thấy, số lần ăn thịt ĐVHD trung bình của nhóm người có tiêu thụ thịt ĐVHD là 7 lần/năm và chi khoảng 400.000 đồng/lần/người. Ba nhóm khách hàng chính tiêu thụ thịt động vật hoang dã nằm trong độ tuổi từ 20 – 49.

Sinh viên cùng hành động bảo vệ động vật hoang dã- Ảnh 2.

Chương trình góp phần nâng cao hiểu biết và kiến thức về đa dạng sinh học và bảo tồn động vật hoang dã cho các bạn sinh viên - Ảnh: VGP/Nhật Anh

Buổi tọa đàm được tổ chức trong khuôn khổ "Năm phục hồi đa dạng sinh học quốc gia 2024" góp phần nâng cao hiểu biết và kiến thức về đa dạng sinh học và bảo tồn động vật hoang dã ở nhóm khách hàng tiềm năng và trẻ tuổi, đặc biệt là nhóm sinh viên; thúc đẩy sự tham gia của ngành giáo dục nói chung và sinh viên nói riêng vào công tác giảm cầu tiêu thụ thịt ĐVHD trái phép.

Tại buổi tọa đoàn, các bạn sinh viên và giới trẻ cho biết sẽ có những hành động thiết thực bảo vệ ĐVHD sau khi tham gia sự kiện.

Trước đó, tại Lễ mít tinh hưởng ứng chiến dịch bảo vệ động vật hoang dã, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh cũng đã kêu gọi các cá nhân, cộng đồng và các tổ chức hãy hành động ngay để phục hồi đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường sống. "Chúng ta hãy cùng thay đổi hành vi để chung sống hài hòa với thiên nhiên; lồng ghép bảo vệ đa dạng sinh học vào tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội; không săn bắt, mua bán và sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ ĐVHD trái phép; khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên có trách nhiệm; sản xuất và tiêu dùng bền vững; ngăn ngừa chất thải gây ô nhiễm môi trường".

Nhật Anh