• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Số ca mắc sốt xuất huyết và tay chân miệng tiếp tục gia tăng tại Hà Nội

(Chinhphu.vn) - Số ca mắc tay chân miệng và sốt xuất huyết ở Hà Nội tiếp tục gia tăng. Tại Việt Nam vẫn chưa vaccine phòng 2 bệnh này. Việc chủ động phòng, chống dịch phụ thuộc rất nhiều ý thức bảo đảm vệ sinh cá nhân và môi trường của người dân.

03/10/2023 15:06
Số ca sốt xuất huyết và tay chân miệng tiếp tục gia tăng tại Hà Nội - Ảnh 1.

Hiện, chưa có vaccine phòng bệnh tay chân miệng. Cách điều trị bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, cuối tháng 8 và đầu tháng 9/2023, Hà Nội ghi nhận 70-75 ca mắc tay chân miệng mỗi tuần. Tuy nhiên, trong 2 tuần gần đây, số ca mắc đã tăng gấp đôi, với khoảng 140 ca/tuần.

Riêng trong tuần (từ ngày 22 đến 29/9), Hà Nội ghi nhận 141 ca mắc tay chân miệng và 3 ổ dịch (gồm 2 ổ dịch tại Ba Vì và 1 ổ dịch tại Sóc Sơn). Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong tuần qua là Sóc Sơn (24 ca), Hoàng Mai (17 ca), Mê Linh (14 ca), Nam Từ Liêm (13 ca), Đông Anh (10 ca), Đống Đa (8 ca), Thanh Xuân (8 ca).

Tính từ đầu năm đến nay, Hà Nội ghi nhận 1.798 ca mắc tay chân miệng (tăng 1,2 lần so với cùng kỳ năm 2022), chưa ghi nhận ca tử vong.

Theo đánh giá của CDC Hà Nội, mặc dù số ca mắc tay chân miệng có gia tăng, nhưng hầu hết là ca tản phát, không ghi nhận ổ dịch phức tạp.

Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do nhóm virus đường ruột Enterovirus gây nên. Trong đó, virus Enterovirus type 71 (EV71) gây nhiều biến chứng nguy hiểm viêm não, viêm màng não, viêm phổi, viêm cơ tim và có thể dẫn đến tử vong.

Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên, có đến 90% là ở trẻ nhỏ, nhất là các bé dưới 5 tuổi. Bệnh tay chân miệng có khả năng lây lan rất nhanh, truyền trực tiếp từ người sang người thông qua đường miệng, qua các chất tiết từ mũi, miệng, phân hay nước bọt của trẻ mắc bệnh.

Hiện, chưa có vaccine phòng bệnh tay chân miệng. Cách điều trị bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng, sử dụng các loại thuốc hạ sốt, giảm đau, bù đủ nước cho cơ thể theo hướng dẫn của bác sĩ.

Để phòng, chống dịch bệnh trong trường học, Hà Nội đã chỉ đạo các trường học tăng cường vệ sinh môi trường; truyền thông nâng cao kiến thức phòng, chống dịch bệnh. Riêng với khối trường mầm non, tiểu học cần tăng cường vệ sinh lớp học, đồ chơi, khăn mặt của học sinh để phòng bệnh.

Số ca sốt xuất huyết và tay chân miệng tiếp tục gia tăng tại Hà Nội - Ảnh 2.

Lật úp các vật dụng chứa nước để bọ gậy không phát triển thành muỗi. Ảnh: VGP/HM

 Số ca mắc sốt xuất huyết lập đỉnh mới

Cũng theo CDC Hà Nội, trong tuần (từ ngày 22 đến 29/9), Hà Nội ghi nhận 2.578 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 30 quận, huyện, thị xã (tăng gần 200 trường hợp so với tuần trước đó và tăng 1,5 lần so với tuần đầu tiên của tháng 9/2023). Đây cũng là tuần có số ca mắc cao nhất kể từ đầu năm 2023 đến nay.

Các địa phương ghi nhận nhiều bệnh nhân trong tuần là Thanh Oai (190 ca), Phú Xuyên (187 ca), Phúc Thọ (174 ca), Hoàng Mai (173 ca), Đan Phượng (151 ca), Cầu Giấy (138 ca), Đống Đa (137 ca), Quốc Oai (125 ca), Hà Đông (123 ca), Chương Mỹ (120 ca), Nam Từ Liêm (111 ca), Thanh Xuân (105 ca), Thanh Trì (100 ca).

Cộng dồn trong 9 tháng năm 2023, Hà Nội ghi nhận 15.354 trường hợp mắc sốt xuất huyết (tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ năm 2022), trong đó có 3 ca tử vong.

Theo các chuyên gia y tế, dự báo đỉnh dịch sốt xuất huyết tại Hà Nội sẽ rơi vào tháng 10, 11 tới. Nguyên nhân do diễn biến thời tiết như hiện nay là điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho việc phát sinh bọ gậy và muỗi.

Tại Việt Nam, hiện chưa có vaccine phòng bệnh sốt xuất huyết. Việc phòng, chống dịch phụ thuộc nhiều vào ý thức tự giác, sự phối hợp của người dân trong hoạt động diệt bọ gậy, diệt muỗi truyền bệnh.

Theo CDC Hà Nội, trong tuần này, đơn vị sẽ triển khai công tác giám sát phòng, chống sốt xuất huyết tại các ổ dịch ở một số quận, huyện: Cầu Giấy, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Đông, Bắc Từ Liêm, Phú Xuyên, Phúc Thọ.

Đồng thời, tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức cho đội xung kích, tổ giám sát và các cộng tác viên về các biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết tại một số nơi có diễn biến dịch phức tạp, kéo dài.

Hiền Minh