• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Số người hút thuốc trên thế giới tăng mạnh

(Chinhphu.vn) - So với năm 1980, số người hút thuốc lá trên toàn thế giới hiện đã tăng mạnh, chủ yếu tập trung tại các nước như Trung Quốc, Ấn Độ và Nga.

08/01/2014 16:57

Đây là kết quả nghiên cứu do Viện Đánh giá và Nghiên cứu sức khỏe của trường Đại học Washington tiến hành khảo sát tại 187 nước.

Theo báo cáo công bố ngày 7/1, số người hút thuốc trên phạm vi toàn cầu đã tăng từ 721 triệu người hồi năm 1980 lên 967 triệu người trong năm 2012, tăng khoảng 26%. Những nước đứng đầu về tỷ lệ nam giới hút thuốc là Timor Leste (61%), Indonesia (57%), Armenia (51,5%), Nga (51%) và Cyprus (48%). Trong khi đó, những nước có tỷ lệ phụ nữ nghiện thuốc lá cao lại là Hy Lạp (34,7%), Bulgaria (31,5%), Áo (28,3%), Pháp (27,7)%, Bỉ (26,1%).

Số người hút thuốc lá đã giảm mạnh trong những năm giữa thập niên 1990. Tuy nhiên, thói quen hút thuốc đã tăng mạnh trở lại từ năm 2010, đặc biệt ở các nước Bangladesh, Trung Quốc, Indonesia và Nga. Tại Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ hai và đông dân nhất thế giới, số người hút thuốc là gần 282 triệu người (năm 2012), tăng hơn 100 triệu người so với năm 1980. Tiếp đến là Nga (khoảng 50 triệu người - tương đương 1/3 dân số) và Ấn Độ (35 triệu người).

Báo cáo cũng cho biết  những nguy cơ rủi ro về sức khỏe dường như xuất hiện tại các nước có tỷ lệ tiêu thụ thuốc lá cao như Trung Quốc, Hy Lạp, Ireland, Italy, Nhật Bản, Kuwait, Hàn Quốc, Philippines, Uruguay, Thụy Điển và Nga.

Theo kết quả khảo sát, Mauritania là nước tiêu thụ nhiều thuốc lá nhất trong ngày, trung bình mỗi người hút thuốc "đốt" khoảng 41 điếu, sau đó là người dân Saudi Arabia (35 điếu/người/ngày) và Đài Loan (Trung Quốc) là 32 điếu.

Kim Chung