• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Sôi động giao dịch cổ phiếu dầu khí, tài chính, ngân hàng

(Chinhphu.vn) – Các cổ phiếu thuộc nhóm ngành dầu khí, tài chính, ngân hàng giao dịch rất sôi động trong phiên đầu tuần. Bên cạnh đó, hiện tượng phân hóa cổ phiếu trên thị trường đang diễn ra ngày càng mạnh hơn.

17/12/2012 20:36

Ảnh minh họa

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index dừng lại tại mức 393,63 điểm, tăng 1,42 điểm (0,36%). Tổng khối lượng cổ phiếu giao dịch lên tới con số 67,4 triệu đơn vị, tương đương với giá trị 964,74 tỷ đồng. Số mã tăng giá, giảm giá và đứng giá tham chiếu lần lượt là 134, 79 và 67.

Trên sàn Hà Nội, HNX-Index đóng cửa tại 54,47 điểm, tăng 0,03 điểm (0,06%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 67,62 triệu đơn vị, giá trị 434,52 tỷ đồng. Số cổ phiếu tăng giá, giảm giá và đứng giá tham chiếu là 125, 85 và 186.

Ở nhóm cổ phiếu ngành tài chính và ngân hàng, trong khi SHB trên sàn Hà Nội vẫn duy trì được tình trạng khớp lệnh với khối lượng lớn thì EIB trên sàn TP. HCM cũng không chịu thua kém với khối lượng cổ phiếu được giao dịch theo phương thức thỏa thuận tăng đột biến.

Khi thị trường đóng cửa, cả hai mã này đều có tổng thanh khoản lên tới trên 19 triệu đơn vị. Khác biệt lớn nhất nằm ở giá chốt phiên khi SHB tăng nhẹ 100 đồng/cổ phiếu còn EIB chỉ dừng lại ở mức tham chiếu.

Có vẻ giao dịch của mã CTG bị ảnh hưởng bởi thông tin về việc khống chế tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài vừa được UBCKNN công bố cuối tuần trước. Bên cạnh đó, những ngày này đang là thời điểm khá “nhạy cảm” với các cổ phiếu có gia trị vốn hóa lớn do các quỹ ETF tiến hành xem xét lại danh mục định kỳ. Do vậy, một sự thay đổi nhỏ trong danh mục chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất lớn tới cung cầu của cổ phiếu trên thị trường.

Lúc đóng cửa, CTG giữ nguyên tình trạng giảm như khi mở cửa. Tổng khối lượng khớp lệnh của CTG chỉ đạt trên 316 nghìn đơn vị trong khi khối lượng dư bán tại mức giá sàn ở thời điểm cuối phiên lên tới hơn 756 nghìn đơn vị. Diễn biến giao dịch này đối lập gần như hoàn toàn so với VCB và STB khi cả hai đều tăng trần và được khối ngoại mua vào số lượng lớn.

Nếu như so sánh với mặt bằng chung của thị trường, phiên hôm nay là ngày giao dịch tương đối thành công của nhóm cổ phiếu đầu khí. Điều đó được thể hiện rất rõ qua sự lấn át của số lượng các mã tăng giá và tăng trần so với các mã giảm giá. Trong số các cổ phiếu tăng trần cuối phiên như DPM, PVD, PVL, PVS thì giao dịch nổi bật nhất là PVS. Chỉ ít phút sau khi thị trường mở cửa, PVS nhanh chóng tăng hết biên độ cho phép và duy trì tình trạng này trong gần như toàn bộ thời gian sau đó. Thanh khoản của PVS ngày hôm nay cũng tăng đột biến với xấp xỉ gần 3 triệu đơn vị được chuyển nhượng.

Không khó để nhận thấy hiện tượng phân hóa cổ phiếu cũng đã diễn ra ngày càng mạnh mẽ hơn trên thị trường. Đáng chú ý, sự phân hóa không còn ở phạm vi các nhóm ngành với nhau mà đã đi sâu vào tới từng cổ phiếu trong nhóm. Và khi đó, việc lựa chọn cổ phiếu để mua bán có hiệu quả sẽ không còn dễ dàng như trước. Chính vì vậy, giải pháp tốt nhất được một số nhà đầu tư đưa ra là lựa chọn một danh sách các cổ phiếu tiềm năng, sau đó theo dõi sát diễn biến khớp lệnh để có thể phát hiện được thời điểm và vùng giá mua thích hợp nhất.

Hà Nguyễn