• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Sớm ban hành một nghị quyết mới về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM

(Chinhphu.vn) - Bộ Tư pháp vừa tổ chức phiên họp thẩm định dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh chủ trì phiên họp.

07/04/2023 22:11
Sớm ban hành một Nghị quyết mới về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM - Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh, Chủ tịch Hội đồng thẩm định phát biểu tại phiên họp về dự thảo nghị quyết mới về cơ chế đặc thù cho TPHCM- Ảnh: VGP/LS

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 16/NQ-TW của Bộ Chính trị khóa XI và 5 năm thực hiện thí điểm Nghị quyết số 54/2017/QH14 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM, Thành phố tiếp tục phát huy vị trí đầu tàu của cả nước; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, từng bước phát triển theo chiều sâu dựa trên nền tảng ứng dụng khoa học – công nghệ và đổi mới sáng tạo; quy mô kinh tế tăng gấp 2,7 lần so với năm 2010, GRDP bình quân đầu người tăng gấp đôi so với năm 2010, đạt hơn 6.200 USD/người; số thu ngân sách chuyển về Trung ương cao nhất cả nước; công tác giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khỏe người dân, phát triển văn hóa, xã hội đạt nhiều kết quả quan trọng; đời sống vật chất, tinh thần của người dân Thành phố từng bước được cải thiện và nâng cao.

Đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh, việc Quốc hội ban hành Nghị quyết số 54/2017/QH14 là quyết sách kịp thời, tạo không gian cho Thành phố phát triển; đồng thời tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, phát huy tính năng động sáng tạo cũng như thúc đẩy tự tháo gỡ những vấn đề khó khăn, vướng mắc cho Thành phố. Tuy nhiên, qua đánh giá tổng kết, nhiều nội dung triển khai Nghị quyết số 54/2017/QH14 còn chậm so với kế hoạch, hiệu quả chưa cao do một số nguyên nhân như: Cơ chế, chính sách thí điểm cơ bản là những nội dung mới, có tác động lớn, lâu dài, khi triển khai cụ thể cần nghiên cứu kỹ trước khi xem xét, quyết định; trong 5 năm thực hiện Nghị quyết có 2 năm Thành phố chịu tác động nghiêm trọng bởi dịch COVID-19 nên chưa có nhiều thời gian để phát huy toàn diện các cơ chế, chính sách của Nghị quyết.

Vì vậy, việc ban hành một nghị quyết mới về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố để thay thế Nghị quyết số 54/2017/QH14 là cần thiết nhằm xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội; tạo cơ sở pháp lý hữu hiệu để phát huy tiềm năng, lợi thế, tạo đột phá, giải quyết các điểm nghẽn, nút thắt về phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố; góp phần xây dựng và phát triển TPHCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 như mục tiêu đã đặt ra tại Nghị quyết 24-NQ/TW, Nghị quyết 31-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 81/2023/QH15.

Trao đổi, thảo luận về dự thảo Nghị quyết, đại diện Bộ Tài chính đề nghị Thành phố phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát, báo cáo nội dung đánh giá thực hiện Nghị quyết số 54/2017/QH14 cho phù hợp; cập nhật, bổ sung các nội dung Thành phố đã thực hiện từ thời điểm Chính phủ báo cáo Quốc hội cho đến thời điểm xây dựng nghị quyết thay thế Nghị quyết số 54/2017/QH14. 

Bộ Tài chính cũng thống nhất với đề xuất Thành phố được vay thông qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay từ các tổ chức tài chính trong nước, các tổ chức khác trong nước và từ nguồn vay nước ngoài (bao gồm cả hình thức vay nước ngoài hỗ trợ ngân sách Thành phố), tuy nhiên đề nghị giữ mức dư nợ như quy định tại Nghị quyết số 54/2017/QH14 là 90%.

Cơ bản đồng tình với các nhóm chính sách đề ra tại dự thảo Nghị quyết, đại diện Bộ Xây dựng đề nghị ban soạn thảo làm rõ các điều kiện chung cấp giấy phép xây dựng có thời hạn các công trình công cộng (nhà, sân bãi để xe; nhà vệ sinh công cộng) trên đất do Nhà nước quản lý; đề nghị cân nhắc việc phân quyền cho Ban quản lý Khu công nghệ cao TPHCM, Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TPHCM được phê duyệt, điều chỉnh nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 trong phạm vi khu công nghệ cao, khu chế xuất, khu công nghiệp được giao quản lý sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng thuộc UBND Thành phố.

Đại diện Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, bổ sung báo cáo về kinh nghiệm của quốc tế đối với việc thí điểm chính sách, cơ chế đặc thù để tạo động lực cho Thành phố phát triển vượt trội, đóng vai trò tăng tưởng đầu tàu kinh tế cả nước; đồng thời nghiên cứu, bổ sung nội dung thí điểm tại một đến hai quận, huyện của TPHCM mô hình an sinh xã hội kiểu mẫu, tiên tiến.

Tổng hợp các ý kiến của các thành viên Hội đồng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh đánh giá nội dung của dự thảo Nghị quyết cơ bản đã phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của hệ thống pháp luật. 

Các chính sách được đề xuất có trọng tâm, trọng điểm, mang tính đột phá, tính đổi mới, tập trung giải quyết những vấn đề lớn, tháo gỡ điểm nghẽn, tạo điều kiện cho Thành phố phát triển. 

Về các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), Thứ trưởng đề nghị Ban soạn thảo cần nhấn mạnh những đặc thù này đã tạo thuận lợi cho người dân tại nội dung Tờ trình; đánh giá tác động kỹ lưỡng khi nâng tỉ lệ vốn Nhà nước tham gia dự án PPP cao hơn quy định của Luật PPP, cụ thể “HĐND Thành phố được quyết định tăng tỉ lệ vốn Nhà nước tham gia dự án PPP không lớn hơn 70% tổng mức đầu tư của dự án”, tránh làm mất đi bản chất của phương thức PPP.

Thứ trưởng cũng đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc việc quy định chức năng nhận, quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để phục vụ cho đầu tư phát triển Thành phố của Công ty đầu tư tài chính Nhà nước TPHCM (HFIC); đánh giá tác động kỹ lưỡng về mặt kinh tế, trình tự, thủ tục thực hiện việc thí điểm cơ chế tài chính thực hiện biện pháp giảm phát thải khí nhà kính theo cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon. 

Về ưu đãi đối với nhà đầu tư chiến lược, cần nghiên cứu, đánh giá việc quy định nhà đầu tư chiến lược được hưởng ưu đãi “được tính vào chi phí đầu tư để xác định thu nhập chịu thuế đối với hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) bằng 150% chi phí thực tế của hoạt động này khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp”, tránh việc phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư cũng đầu tư vào TPHCM

Dự thảo Nghị quyết bao gồm 12 Điều, tập trung vào 7 nhóm cơ chế, chính sách, gồm: Quản lý đầu tư; tài chính ngân sách; quản lý đô thị và tài nguyên môi trường; thu hút nhà đầu tư chiến lược; quản lý khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo; tổ chức bộ máy của Thành phố; các cơ chế, chính sách về tổ chức bộ máy thành phố Thủ Đức.

LS