• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Sớm tháo gỡ khó khăn về mặt bằng cho các dự án truyền tải điện tại Đồng Nai

(Chinhphu.vn) - Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) giao Ban Quản lý dự án (QLDA) các công trình điện miền Nam (SPMB) triển khai một loạt các dự án truyền tải 220-500 kV trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Tuy nhiên, hầu hết các dự án đi qua địa phương này đều đang vướng về mặt bằng.

16/02/2023 10:47
Sớm tháo gỡ khó khăn về mặt bằng cho các dự án truyền tải điện tại Đồng Nai - Ảnh 1.

Thi công kéo dây đường dây 220 kV Sông Mây-Tam Phước hiện gặp khó vì vướng mặt bằng - Ảnh: SPMB

Vừa qua lãnh đạo EVNNPT và SPMB đã có buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai và các sở, ngành, địa phương liên quan để tháo gỡ vướng mắc về mặt bằng cho các dự án này.

Các dự án truyền tải điện đều vướng mặt bằng

Theo báo cáo của SPMB, hiện nay ngoài dự án đường dây 220 kV Sông Mây-Tam Phước và dự án mạch 2 đường dây 220 kV Bảo Lộc-Sông Mây, đơn vị này cũng đang triển khai 5 dự án trọng điểm quốc gia trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Những dự án này đều có vướng mắc về mặt bằng cần được quan tâm, tháo gỡ.

Đối với đường dây 220 kV Sông Mây-Tam Phước có tổng mức đầu tư gần 182 tỷ đồng, hiện nay huyện Trảng Bom và TP. Biên Hòa bàn giao được 25/40 vị trí móng, phần hành lang tuyến chi trả được 144/221 hộ.

Đối với dự án mạch 2 đường dây 220 kV Bảo Lộc-Sông Mây, quy mô công trình chiều dài 117,6 km và 324 vị trí móng, trong đó 218 vị trí móng đi qua địa bàn tỉnh Đồng Nai. SPMB đang tiến hành đo vẽ bản đồ địa chính và đã nộp cho Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Đồng Nai thẩm định và phê duyệt. Dự án này có mục tiêu truyền tải công suất nguồn năng lượng tái tạo khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ, cung cấp điện cho các phụ tải đang gia tăng và đảm bảo cung cung cấp nguồn điện ổn định trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Cùng với đó, SPMB đang khẩn trương triển khai 5 dự án trọng điểm quốc gia trên địa bàn tỉnh Đồng Nai gồm: Trạm biến áp (TBA) 220 kV Khu công nghiệp Nhơn Trạch và đấu nối; đường dây 220 kV Nhơn Trạch 3-Long Thành; đường dây 500 kV Nhơn Trạch 3-rẽ Phú Mỹ-Nhà Bè; TBA 500 kV Đồng Nai 2 và đường dây đấu nối; TBA 220 kV Long Khánh và đấu nối.

Báo cáo của SPMB cho thấy hiện các dự án này cũng đang còn nhiều vướng mắc mặt bằng tập trung chủ yếu tại huyện Nhơn Trạch, thị xã Long Thành và huyện Xuân Lộc.

Đặc biệt, 3 dự án TBA 220 kV Khu công nghiệp Nhơn Trạch và đấu nối; đường dây 220 kV Nhơn Trạch 3-Long Thành và đường dây 500 kV Nhà máy điện Nhơn Trạch 3-rẽ Phú Mỹ-Nhà Bè đang vướng quy hoạch đô thị trên địa bàn huyện Nhơn Trạch cần phải được Bộ Xây dựng và UBND tỉnh Đồng Nai kịp thời tháo gỡ.

Sớm tháo gỡ khó khăn về mặt bằng cho các dự án truyền tải điện tại Đồng Nai - Ảnh 2.

Lãnh đạo EVNNPT và SPMB làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai kiến nghị giải quyết những khó khăn về mặt bằng của các dự án truyền tải điện trên địa bàn - Ảnh:SPMB

Kiến nghị đưa các dự án vào danh mục các dự án trọng điểm của Đồng Nai

Ông Trương Hữu Thành, Phó Tổng giám đốc EVNNPT cho biết, các dự án truyền tải này có ý nghĩa rất quan trọng nhằm phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Đồng Nai, phục vụ cấp điện sân bay Long Thành cũng như giải tỏa nguồn năng lượng trong tỉnh và vùng lân cận.

"EVNNPT/SPMB kiến nghị UBND tỉnh Đồng Nai đưa các dự án trên vào danh mục các dự án trọng điểm của tỉnh để quan tâm hỗ trợ công tác giải phóng mặt bằng, thành lập tổ công tác, để đóng điện các dự án đúng tiến độ, bảo đảm hiệu quả vốn đầu tư của nhà nước", Phó Tổng giám đốc EVNNPT đề xuất.

Lãnh đạo EVNNPT kiến nghị UBND tỉnh Đồng Nai chỉ đạo các sở, ngành, địa phương xem xét hỗ trợ rà soát, đăng ký bổ sung quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch cho các dự án trình tỉnh phê duyệt để giải phóng mặt bằng; cập nhật quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị.

Các Sở, ngành, UBND các địa phương trong tỉnh cập nhật bổ sung kế hoạch sử dụng đất chuyển tiếp năm 2023 trình UBND tỉnh phê duyệt. Đồng thời tích cực vào cuộc, giúp vận động các hộ dân nhận tiền và bàn giao mặt bằng để triển khai các dự án.

Ông Cao Tiến Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực của EVNNPT/SPMB trong thời gian qua đã bám sát các sở, ngành, địa phương của tỉnh Đồng Nai để tháo gỡ những vướng mắc trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cũng cho biết, nhu cầu sử dụng điện của tỉnh Đồng Nai sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong thời gian tới do có nhiều dự án trọng điểm. 

Đồng thời nhấn mạnh, tới đây, sân bay quốc tế Long Thành và hàng loạt các dự án công nghiệp trên địa bàn tỉnh được thành lập mới và mở rộng, nhu cầu điện sẽ tăng hơn nữa.

Từ thực tế này, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai yêu cầu các sở, ngành, địa phương phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư, rà soát cập nhật bổ sung kế hoạch sử dụng đất chuyển tiếp năm 2023, đăng ký danh mục sử dụng đất nếu phải trình HĐND tỉnh; Sở Tài nguyên và Môi trường hỗ trợ giải quyết vướng mắc hồ sơ đo vẽ chồng ghép bản đồ. Các sở, ngành, địa phương trong tỉnh cần vào cuộc quyết liệt hơn nữa để sớm tháo gỡ mặt bằng các dự án cấp bách đang thi công để EVNNPT hoàn thành dự án.

Toàn Thắng